Dưới đây là thông tin thuốc Ambroxol công dụng liều dụng và những lưu ý trong dùng thuốc để điều trị bệnh đảm bảo được hiệu quả và an toàn.
- Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc ho cho trẻ
- Dược sĩ tư vấn liều dùng – cách dùng của thuốc xịt mũi Coldi B
- Thuốc Stadeltine® – Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng
Ambroxol là thuốc gì?
Ho có đờm là tình trạng người bệnh mắc một số bệnh lý đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi hoặc do cảm cúm hay do tác động của môi trường. Việc làm tiêu chất nhầy trong đường hô hấp là một giải pháp hữu hiệu giúp điều trị một số bệnh đường hô hấp có đờm.
Ambroxol là thuốc gì?
DSCKI cô Hồng Diễm giảng viên công tác Trường cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Ambroxol là chế phẩm được tổng hợp từ dẫn xuất của Bromhexin, thuốc có tác dụng long đờm tương tự như Bromhexin nhưng làm đờm lỏng hơn, ít quánh hơn và dễ tống ra ngoài hơn. Ambroxol được dùng hữu hiệu cho các bệnh lý đường hô hấp có đờm quánh đặc, đồng thời cải thiện được các triệu chứng cấp tính trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng.
Cơ chế tác dụng long đờm của Ambroxol được hoạt động bằng cách thuốc kích thích tuyến nhầy tiết dịch và cắt đứt hệ acid glycoprotein trong đờm nhầy khiến đờm bớt nhầy dính hơn. Ambroxol còn kích thích lông nhầy hoạt động và gia tăng khả năng làm sạch của lông nhầy, làm cho việc khạc đàm loãng trở nên dễ dàng hơn.
Ngoài ra, Ambroxol còn có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, gây tê tại chỗ thông qua cơ chế chẹn kênh natri ở màng tế bào. Ambroxol được coi là một chất hoạt hoá chất diện hoạt phế nang do có tác dụng kích thích tổng hợp và bài tiết chất diện hoạt phế nang. Thuốc có hiệu quả khi điều trị sớm cho trẻ nhỏ phát bệnh suy hô hấp.
Thuốc Ambroxol ở dạng khí dung có tác dụng đối với người bệnh ứ protein phế nang mà không chịu rửa phế quản. Với liều khoảng 250 – 500 mg/ngày chia làm 2 lần, Ambroxol có tác dụng bài tiết acid uric qua nước tiểu, làm giảm acid uric huyết tương.
Dạng thuốc và hàm lượng của Ambroxol như thế nào?
Thuốc Ambroxol được dùng dưới dạng muối hydroclorid, sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là Viên nén 30mg; Viên nang 30mg; Viên nang giải phóng chậm 75mg; Dung dịch uống lọ 50ml (30mg/5ml); Thuốc tiêm 15mg/2ml; Thuốc khí dung 15mg/2ml; Sirô 15mg/5ml, 30mg/5ml.
Biệt dược Brand name: Mucosolvan
Biệt dược Generic: Ambroxol, Abrocto, Ambixol, Ambrocap, Ambroco, Ambroflam, Ambron, Ambroxol, Ambroxol 30 mg, Ambroxol Boston, Ambroxol SK, Ambroxol Syrup 30mg/5ml, Ambuxol, Ammuson, Amsolyn tab 300mg YY, Amucap, Amxolmuc, Ancolator,Axomus, Siro Abrocto 30, SP Ambroxol, Strepsils Throat Irritation & Cough, Vinka,Xolibrox, Babysolvan, Becobrol 30, Bilbroxol Syrup, Cadiroxol, Clobunil, Deflegmin, Drenoxol 30mg, Droply, Halixol, Jomatab, Latoxol, Latoxol kids, Lobonxol, Maxxmucous-AB 30.
Thuốc Ambroxol dùng cho những trường hợp nào?
- Điều trị các bệnh lý ở đường hô hấp có tiết dịch đờm nhày cấp tính và mạn tính.
- Điều trị hiệu quả trong các đợt cấp của hen phế quản, viêm phế quản mạn, viêm phế quản dạng hen.
- Điều trị dự phòng các biến chứng ở phổi do tăng tiết dịch đờm nhày cho bệnh nhân sau mổ và cấp cứu.
Cách dùng – Liều dùng của Ambroxol như thế nào?
Cách dùng: Thuốc Ambroxol dang viên, dụng dịch uống và sirô được dùng bằng đường uống với nước lọc, sau bữa ăn.
Liều dùng khuyến cáo cho đường uống
- Người lớn và trẻ em trren 10 tuổi: Liều 30 – 60 mg/lần x 2 lần/ngày.
- Trẻ em 5 – 10 tuổi: Liều 15 – 30 mg/lầnx 2 lần/ngày.
Liều dùng khuyến cáo cho đường tiêm
- Người lớn và trẻ trên 10 tuổi: Liều 15 mg/lần x 2 – 3 lần/ngày.
- Trẻ em 5 – 10 tuổi: Liều 7,5 mg/lần x 2 – 3 lần/ngày.
Liều dùng khuyến cáo cho đường khí dung
- Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Liều 15 mg/lần x 1 – 2 lần/ngày.
- Trẻ em 5 – 10 tuổi: Liều 7,5 mg/lần x 2 – 3 lần/ngày.
Liều dùng cụ thể tuỳ thuộc vào tình trạng và mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo liều chỉ định và thời gian điều trị của bác sĩ để đảm bảo an toàn và đạt lợi ích tốt nhất.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Ambroxol?
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Ambroxol?
– Nếu người bệnh quên một liều Ambroxol, nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần dùng liều tiếp theo vào đúng giờ đã lên kế hoạch.
– Các dữ liệu về dùng quá liều Ambroxol hiện nayy chưa rõ. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào do quá liều cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn điều trị triệu chứng và sử dụng các biện pháp thích hợp để loại bỏ phần thuốc chưa được hấp thu ở dạ dày, ruột.
– Thuốc Ambroxol không sử dụng cho những trường hợp như:
- Quá mẫn với Ambroxol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Loét dạ dày tá tràng tiến triển;
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
– Thận trọng khi sử dụng thuốc Ambroxol cho các trương hợp sau:
- Người bị viêm loét đường tiêu hóa và các trường hợp ho ra máu, vì Ambroxol có thể làm tan các cục đông fibrin và làm xuất huyết trở lại. Khuyến cáo nên sử dụng Ambroxol điều trị trong một đợt ngắn và tái khám khi cần thiết.
- Tá dược trong thành phần thuốc có chứa methyl paraben, propyl paraben, màu sunset yellow, những tá dược này có nguy cơ gây phản ứng dị ứng.
- Do thành phần thuốc Ambroxol có chứa sucrose, sucralose và sorbitol, không nên dùng thuốc Ambroxol cho những bệnh nhân bị rối loạn di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, thiếu hụt enzyme sucrase-isomaltase hoặc người bệnh kém hấp thu glucose-galactose.
- Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, cưa có dữ liệu nghiên cứu cho thấy thuốc Ambroxol ảnh hướng đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khuyến cáo không dùng cho phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ và cân nhắc lợi ích của người mẹ lớn hơn nguy cơ cho thai nhi trước khi sử dụng nếu thực sự cần thiết.
- Cần thận trọng với những người đang lái tàu xe hoặc vận hành máy móc, vì thuốc Ambroxol có thể gây ra chóng mặt, mệt mỏi.
– Thuốc Ambroxol có thể gây ra những tác dụng phụ như:
- Thường gặp: Ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn, nôn
- Ít gặp: Dị ứng da, phát ban, ngứa
- Hiếm gặp: Nhức đầu, chóng mặt, soc phản vệ, phản ứng da nghiêm trọng.
Lưu ý Trong quá trình sử dụng thuốc Ambroxol, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Ambroxol thì cần xin ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ Cao đẳng Dược tư vấn để xử trí kịp thời.
– Thuốc Ambroxol tương tác với các thuốc và thực phẩm nào:
- Các thuốc kháng sinh như Amoxicillin, Cefuroxim, Erythromycin, Doxycyclin: khi dùng chung với Ambroxol sẽ làm tăng nồng độ của các kháng sinh này trong nhu mô phổi.
- Các thuốc ức chế ho như Codein hoặc thuốc làm khô đờm như Atropin, khi phối hợp chung với Ambroxol sẽ làm giảm tác dụng điều trị của Ambroxol. Đay là sự phối hợp không hợp lý
- Tương tác thuốc với thuốc hay thuốc với thực phẩm hay đồ uống như rượu bia có thể làm thay đổi tác dụng điều trị của thuốc hoặc làm gia tăng tác dụng phụ nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc cần thông báo cho bác sĩ kê đơn biết những loại thuốc đang dùng kể cả thuốc có nguồn gốc thảo dược hay thực phẩm, đồ uống có nguy cơ để giúp bác sĩ xem xét kê đơn phù hợp, an toàn và đạt hiệu quả trong điều trị.
Tóm lại, Ambroxol là thuốc long đờm được chỉ định điều trị hiệu quả cho các bệnh lý đường hô hấp có tăng tiết dịch đờm nhày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Ambroxol, người bệnh cần có tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để đạt hiệu quả tốt nhất và không nên tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc.
– Bảo quản thuốc Ambroxol như thế nào:
Ambroxol được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là ở nhiệt độ phòng dưới 30°C, khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.
DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM