Nhiều trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây ra nên cần sử dụng kháng sinh. Vậy có những loại thuốc kháng sinh nào dùng để điều trị bệnh đường hô hấp?
- Thuốc Tetracyclin 500mg: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc
- Trình dược viên nói về thuốc Telfas trị viêm mũi dị ứng
- Thuốc Pharysol điều trị viêm họng có tốt hay không?
Trình Dược viên tư vấn các loại thuốc kháng sinh đường hô hấp
Các bác sĩ cho biết, đa số các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp là do virus gây nên, bệnh nhân thường tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc kê đơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn thì cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Sau đây là một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong việc điều trị bệnh đường hô hấp, bệnh nhân có thể tham khảo. Lưu ý cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý mua thuốc về điều trị.
Trình Dược viên cho biết, các loại thuốc kháng sinh đường hô hấp gồm có:
Thuốc Amoxicillin
Dược sĩ tư vấn cho biết, thuốc Amoxicillin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicillin. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh. Thuốc chỉ có hiệu quả khi điều trị cho những trường hợp mắc bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn. thuốc có thể được sử dụng kết hợp với các loại khác sinh khác để điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày…
Thuốc Amoxicillin được sử dụng dưới dạng đường uống, liều dùng và thời gian sử dụng thuốc ra sao bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
Thuốc Penicillin V
Penicillin V là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Beta Lactam. Dược sĩ tư vấn cho biết, loại thuốc này thường được sử dụng với mục đích điều trị các bệnh như: bệnh viêm phổi; bệnh nhiễm trùng liên cầu khuẩn; bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến vùng hầu họng; sốt thấp khớp.
Thuốc Penicillin V có dạng viên nén và dạng dung dịch. Trường hợp sử dụng dạng dung dịch thì người bệnh nên lắc chai kỹ trước khi dùng, nên đo chính xác liều dùng để đảm bảo dùng đúng liều.
Bạn có thể dùng thuốc Penicillin V chung với thức ăn, tuy nhiên tốt nhất bạn nên uống thuốc này trước khi ăn một tiếng hoặc sau khi ăn hai tiếng sẽ giúp cho thuốc được hấp thu tốt hơn.
Thuốc Penicillin V
Thuốc Azithromycin
Azithromycin là một loại thuốc kháng sinh đường hô hấp thuộc nhóm Macrolid, loại thuốc này được chỉ định để điều trị các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn. Bệnh nhân cần tuân thủ liều dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ trong đơn thuốc.
Thuốc Clarithromycin
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thuốc Clarithromycin thuộc nhóm thuốc kháng sinh Macrolid. Loại thuốc này được chỉ định điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn gây nên. Thuốc này có dạng hỗn dịch bao (hàm lượng 125 mg/5 ml và 250 mg/5 ml) và viên nén (hàm lượng 250 mg và 500 mg).
Loại thuốc này thường được dùng để thay thế cho Penicillin đối với những người bị dị ứng với Penicillin khi bị nhiễm trùng dẫn đến viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang cấp, viêm amidan…
Thuốc tân dược này thường được dùng chung với thức ăn, liều lượng và cách sử dụng ra sao người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Clindamycin
Clindamycin cũng là một trong những loại thuốc kháng sinh đường hô hấp phổ biến, đây là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Lincomycin.
Thuốc Clindamycin hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó giúp điều trị các bệnh nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn như nhiễm trùng phổi. Bên cạnh đó, thuốc Clindamycin còn có tác dụng giúp chữa nhiễm trùng ở các cơ quan nội tạng hoặc cơ quan sinh sản nữ.
Thuốc có các dạng viên nang và thuốc tiêm. Thuốc dạng tiêm được tiêm vào bắp hoặc tĩnh mạch, thuốc được tiêm bởi bác sĩ hoặc điều dưỡng viên, bệnh nhân không được tự ý tiêm thuốc để tránh những ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe.
Thuốc Levofloxacin
Levofloxacin là thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn thuộc nhóm Quinolone. Loại thuốc này có phổ kháng khuẩn rộng thường được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi hoặc viêm phế quản mạn,…
Trên đây là một số loại thuốc kháng sinh đường hô hấp phổ biến hiện nay, để tìm hiểu thêm thông tin về thuốc như thành phần, liều dùng, tác dụng phụ… bạn có thể đọc trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn. Lưu ý không được tự ý mua thuốc về điều trị mà cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc.
Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn tổng hợp.