Thuốc chống viêm Serratiopeptidase và những lưu ý khi sử dụng - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Thuốc chống viêm Serratiopeptidase và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc chống viêm Serratiopeptidase và những lưu ý khi sử dụng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Serratiopeptidase là thuốc chống viêm dạng men thường được sử dụng để chống phù nề, giảm sưng, giảm tụ máu sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật và cải thiện phản ứng viêm như viêm đường hô hấp, viêm xoang, viêm bàng quang.

<center><em>Serratiopeptidase là thuốc gì?</em></center>

Serratiopeptidase là thuốc gì?

1. Serratiopeptidase là thuốc gì?

DSCK1 Nguyễn Hồng Diễm giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Serratiopeptidase hay còn gọi là Serrapeptase là một enzym thuỷ phân protein có nguồn gốc từ trực khuẩn Serratia spp. Thuốc có tác dụng làm giảm viêm, giảm phù liên quan đến chấn thương, nhiễm trùng hoặc suy tĩnh mạch mạn tính. Serratiopeptidase làm gia tăng hoạt tính các thuốc kháng sinh nhờ tác dụng chống viêm theo cơ chế enzyme.

Hoạt tính chống viêm của Serratiopeptidase bằng cách xâm nhập tốt vào mô viêm, phân huỷ mô hoại tử và các sản phẩm thoái hoá, ức chế tình trạng phù nề do viêm, làm giảm sự sưng phù sau phẫu thuật hoặc sau chấn thương, làm tiêu máu tụ, tạo thuận lợi cho đại thực bào và thúc đẩy sự xâm nhập của kháng sinh và hóa chất trị liệu vào các mô, làm gia tăng hoạt tính các thuốc kháng sinh.

Serratiopeptidase có hoạt tính chống viêm mạnh hơn Alpha Chymotrypsin hàng chục lần. Thuốc phân huỷ các liên kết Peptid của các Pholypeptid gây viêm như Bradykinin gây đau đầu và phân huỷ Fibrin nhưng không gây tác dụng trên Fibrinogen nên không có tác dụng phụ trên quá trình đông máu và không gây ảnh hưởng đến các protein trong máu như Albunin, globulin.

Serratiopeptidase còn làm tăng cường phân huỷ và bài bài tiết đờm mủ bằng cách làm giảm trọng lượng khô và độ nhớt của dịch xuất tiết mũi, đờm, làm long đờm và và xuất mủ dễ dàng. Đồng thời Serratiopeptidase còn làm sạch và khử khuẩn các vị trí nhiễm trùng.

Serratiopeptidase có độc tính thấp và không có tác dụng phụ trên dạ dày như các kháng viêm không steroide.

Serratiopeptidase dễ bị acid dịch vị làm mất hoạt tính nên được sử dụng ở dạng viên nén bao phim tan trong ruột. Thuốc hấp thu trên 98% qua đường ruột, sau khi uống 1 giờ thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương. Serratiopeptidase có hiệu lực chống viêm mạnh gấp 18 lần so với alpha chymotrypsine có cùng liều lượng và chống viêm vượt trội hơn so với Pronase-P.

2. Dạng thuốc và hàm lượng của Serratiopeptidase?

Serratiopeptidase được sản xuất trên thị trường với dạng thuốc và hàm lượng là : Viên nén bao phim tan trong ruột  5 mg, 10 mg.

Biệt dược Generic: Doren, Doczen, Denizen, Alpharosine, Anaforte, CBIDaizen Tab., Danzym Enteric F.C. Tablet, Enzdase EC,Garzen, Serrathin tablet, Tiamozym, Siuguanserra E.C tablets, Serratiopeptidase STADA, Latanzen, T-Dazer, Serrata, Denizen-5mg, Fudbiplas, Alphanarcine, Denizen, Vidozyme, Aliphapet, Serratiopeptidase, Serrathepharm, Nasemax, Serdapepti, Serrathin tablet, Serratiopeptidase, Prolase Tablet, Robseptase, Settirax, Robseptase.

<center><em>Nếu quên liều bạn hãy bổ sung ngay khi nhớ ra. Không dùng liều gấp đôi</em></center>

Nếu quên liều bạn hãy bổ sung ngay khi nhớ ra. Không dùng liều gấp đôi

3. Thuốc Serratiopeptidase được dùng cho những trường hợp nào?

Thuốc Serratiopeptidase được dùng điều trị cho các tình trạng viêm và phù nề như viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm xoang, viêm mũi, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm mô tế bào trong tai biến mọc răng khôn, viêm bàng quang, viêm đường sinh dục, viêm tắc tuyến sữa.

Điều trị cho các tình trạng sưng, phù nề, tụ máu sau chấn thương, hậu phẫu, tổn thương vùng đáy chậu khi sinh và các tình trạng tắc nghẽn do suy chức năng khạc đàm trong bệnh lao phổi, viêm phế quản, sau gây mê.

4. Cách dùng – Liều lượng của Serratiopeptidase?

Cách dùng: Thuốc Serratiopeptidase dạng viên nén bao phim tan trong ruột được dùng bằng đường uống. Uống nguyên viên thuốc và không được nhai hay làm vở viên thuốc trước khi uống.

Liều dùng: Người lớn: Uống liều 10mg/lần x 2 lần/ngày, uống sau mỗi bữa ăn.

Tóm lại, tuỳ thuộc vào tình trạng, mức độ diễn tiến của bệnh, người bệnh cần tuân thủ theo liều chỉ định, cách dùng và liệu trình điều trị để đảm bảo an toàn và đạt lợi ích tốt nhất.

5. Xử lý nếu quên liều thuốc Serratiopeptidase?

Bác sĩ, Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lưu ý: Nếu người bệnh quên một liều Serratiopeptidase nên uống ngay khi nhớ ra trong ngày đó. Không dùng liều gấp đôi. Nếu gần đến thời điểm uống của liều tiếp theo, chỉ cần uống liều tiếp theo vào đúng giờ trong kế hoạch điều trị.

6. Xử lý khi dùng quá liều thuốc Serratiopeptidase?

Hiện chưa có dữ liệu chứng minh người bệnh dùng quá liều Serratiopeptidase có biểu hiệu lâm sàng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng bất thường nào do dùng quá liều, cần phải ngừng thuốc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng. Đồng thời loại thuốc ra khỏi đường tiêu hóa bằng biện pháp thích hợp.

<center><em>Theo hướng dẫn của Bác sĩ khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn</em></center>

Theo hướng dẫn của Bác sĩ khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn

7. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Serratiopeptidase?

Thuốc Serratiopeptidase không được dùng cho những trương hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với Serratiopeptidase hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh bị rối loạn đông máu.
  • Người bệnh bị rối loạn chức năng gan hoặc thận nghiêm trọng.
  • Người bệnh đang dùng thuốc kháng đông.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật
  • Người có tiền sử dị ứng với protein
  • Người có tiền sử loét dạ dày.

Lưu ý với phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, chưa có dữ liệu nghiên cứu đầy đủ khi dùng Serratiopeptidase trên phụ nữ trong thời kỳ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. Khuyến cáo không dùng Serratiopeptidase cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc thời kỳ cho con bú. Thận trọng khi sử dụng Serratiopeptidase cho người đang lái xe và vận hành máy móc.

Thuốc Serratiopeptidase gây ra các tác dụng phụ nào?

Serratiopeptidase thường xảy ra các tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, nặng bụng, biếng ăn, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, ói mữa, tiêu chảy hoặc táo bón, thay đổi màu sắc da, thay đổi cân nặng, mùi phân, phản ứng dị ứng, mẫn đỏ da, chảy máu cam, khạc ra máu.

Trong quá trình sử dụng thuốc Serratiopeptidase, người bệnh có bất kỳ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Serratiopeptidase thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để xử trí kịp thời.

Serratiopeptidase tương tác với các thuốc và thực phẩm nào?

Thuốc chống đông máu: Khi sử dụng chung với Serratiopeptidase, sẽ làm tăng tác dụng chống đông máu và làm tăng hiệu lực điều trị của chúng.

Tóm lại, tương tác thuốc với thuốc hay thực phẩm có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ nặng hơn. Để đảm bảo an toàn, người bệnh không được tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng của thuốc, nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất hoặc báo cho bác sĩ kê đơn biết những thuốc đang điều trị có nguy cơ xảy ra tương tác để giúp bác sĩ kê đơn hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất trong điều trị.

Bảo quản Serratiopeptidase: Serratiopeptidase được bảo quản thuốc theo hướng dẫn khuyến cáo của nhà sản xuất. Nhiệt độ bảo quản dưới 30°C, tránh ánh sáng mặt trời để đảm bảo giữ chất lượng thuốc.

DSCK1. NGUYỄN HỒNG DIỄM

x

Check Also

Khi bị đau rát họng nên uống thuốc gì?

Đau rát họng là một triệu chứng phổ biến xuất hiện trong nhiều tình trạng ...

Trình dược viên