Tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây Nhót tây - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây Nhót tây

Tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây Nhót tây

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Nhót tây hay còn được gọi với cái tên khác là tỳ bà điệp hay phì phà. Đây là một cây thuốc quý với vô số công dụng tốt cho sức khỏe con người. Sau đây các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM xin chia sẻ sơ lược về thông tin cũng như công dụng của loại thảo dược đặc biệt này.

Nhót tây mọc hoang nhiều ở nước ta

Nhót tây mọc hoang nhiều ở nước ta

Sơ lược thông tin về cây nhót tây

Nhót tây có tên khoa học là Ẻiobotrya japonica Lindl; thuộc họ Hoa hồng Rosaceae. Cây nhót tây hay tỳ bà diệp là một cây cao 6cm -8 cm, rộng 3cm -8 cm, phía trên có răng cưa, mặt dưới có nhiều lông, màu xám hay vàng nhạt, hoa rất nhiều, gần như không có cuống, mọc thành chùm, đường kính 15mm -20 mm, có lông màu hung đỏ. Nhót tây thường ra quả vào tháng 4 đến tháng 5 hàng năm, Quả thịt hơi hình cầu, hơi có lông, chín có màu vàng, dài 3cm -4 cm, đỉnh quả có hình mắt quanh mép mang đài tồn tại, thịt dày có 4 hạch đơn, hơi dày, mỗi hạch mang 1-2 hạt không phôi nhũ.

Theo y học cổ truyền, nhót tây có vị đắng, tính bình có tác dụng tác dụng mạnh thanh phế hòa vị, giáng khí hóa đờm, thường được dân gian dùng để chữa bệnh do nhiệt mà sinh ho , nhiều đờm,nôn khan, miệng khát, chữa ho nôn mửa, giúp sự tiêu hóa , phụ nữ có thai nôn mửa.

Thành phần hóa học có trong cây nhót tây

Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết trong lá nhót tây có một chất saponin, vitamin B, chừng 2,8 mg trong 1 g lá, ngoài ra còn có axit ursolic C20H48O3 axit oleanic và caryophylin. Trong hạt nhót tây có amyđalin và HCN.

Ứng dụng nhót tây vào một số đơn thuốc chữa bệnh thần kỳ

Nhót tây với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Nhót tây với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

  • Chữa ho hen (do phế nhiệt): Nhót tây chích mật 12 g, Tang bạch bì 14 g, Bạch tiền 12 g, Cát cánh 8 g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Chữa buồn nôn và nôn (do Vị nhiệt): Nhót tây 12g, Trúc nhự 12 g, Lô căn 12g, Cam thảo chích 6g. Sắc lấy nước uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
  • Chữa chứng quy hung (ngục nhô ra như con rùa): Nhót tây, Bạc hà, Bối mẫu, Bách hợp, Sa sâm , Tang diệp, Thiên hoa phấn, Tiền hồ, Xạ Can, Tô tử, Sinh khương. Liều tuỳ chứng sắc uống. (Tỳ Bà Diệp Thang).
  • Chữa phế ho do phong nhiệt: Nhót tây 12g Cam thảo 4g, Hoàng bá 4g, Hoàng liên 4g, Nhân sâm 4g, Tang bạch bì 8g,. Sắc uống. (Tỳ Bà Thanh Phế Ẩm gia vị – Ngoại Khoa Đại Thành).
  • Trị Tỳ Vị hư nhược sinh ói mữa: Bán hạ 4g, Mao căn 80 g, Nhân sâm 4g, Phục linh 20 g, Sinh khương 7 lát, Tỳ bà diệp 8g. Sắc uống. (Tỳ Bà Diệp ẩm – Loại Chứng Phổ Tế Bản Sự Phương).
  • Trị trúng thử (cảm nắng) đầu váng, hoa mắt: Nhót tây 20 g, Chích thảo 40 g, Đinh hương 20g, Hậu phác 20 g, Hương nhu 30g, Mạch môn 40g, Mao căn 40g, Mộc qua 40 g, Trần bì 20g, Nhót tây 20 g, thêm Gừng 3 lát. Tán nhỏ mỗi lần dùng 12-14g, hoặc sắc uống. (Tỳ Bà Diệp Tán).
  • Trị ho, viêm khí quản mãn tính: Nhót tây 20 g (lau sạch hết lông), khoản đông hoa 10g, cam thảo 5 g, nước 600 ml. sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày (Diệp Quyết Tuyền).
  • Trị đổ máu cam: Nhót tây (lau sạch lông), sao vàng, tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g bột, chiêu bằng nước chè.

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo rằng những người hư hàn mà nôn mửa hoặc do phong hàn thì không nên dùng cây nhót tây để chữa bệnh.

x

Check Also

Cây chỉ thiên có tác dụng gì và sử dụng như thế nào để trị bệnh hiệu quả?

Cây chỉ thiên, loài cỏ mọc hoang phổ biến ở Việt Nam, là một loại ...

Trình dược viên