Chữa bệnh bằng Cà tìm liệu bạn đã biết? - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Chữa bệnh bằng Cà tìm liệu bạn đã biết?

Chữa bệnh bằng Cà tìm liệu bạn đã biết?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Cà tím ở một số địa phương còn gọi với tên khác là Cà dái dê, thường được sử dụng để ăn sống hay chế biến nhiều món ăn khác nhau. Nhưng ít ai biết được Cà tím còn là một cây thuốc với nhiều công dụng đặc biệt được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích.

Cà tím hay còn được gọi với cái tên khác là cà dái dê

Cà tím hay còn được gọi với cái tên khác là cà dái dê

Mô tả sơ lược về cây cà tím

Cà tím có tên khoa học là Solanum melongena L. var. esculentum Ness. Tên nước ngoài: Egg plant, Aubergine. Cà tím được trồng rộng rãi ở nước ta để ăn quả, Cây cà tím cao khoảng 0,75m đến 2,5 m, thân có gai, đôi khi không gai. Lá có gai và nhiều lông, phiến lá hình bầu dục hay thuôn dài, đầu nhọn, phía gốc tròn hay lệch, dài 8cm -15 cm, rộng 4cm -8 cm, cuống lá dài 2cm -4 cm. Hoa màu tím xanh, mọc thành xim có cuống, gồm 1-3 hoa. Quả cà tím có hình dáng, kích thước và màu sắc rất thay đổi. Hạt nhỏ trắng hình đĩa. Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong quả cà tìm tươi có tới 90 % nước, rất ít protit (0-1,4%), chất béo còn ít hơn (0,05-0,10%). Người ta đã tìm thấy trong cà axit cafeic, cholin, và trigonellin. Màu tím của cà do các sắc tố anthoxynozìt chủ yếu là chất violanin thủy phân thành 2 phân tử glucoza, rhamnoza và ete p.cumaric của delphinidol. Về Đông y, Cà tím có vị ngọt, tính bình có tác dụng cầu ra máu, chân co rút, tiểu ra máu, phụ nữ vàng da chóng mặt, đau lưng, phong đờm nhiệt, thắt lưng và chân có phong huyết tích lạnh, co rút xương cốt đau nhức.

Cà tím và một vài bài thuốc chữa bệnh thần kỳ

Cà tím được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

Cà tím được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh

  • Chữa phụ nữ nứt vú: Dùng loại cà tím vào mùa thu nứt ra đem phơi trong râm cho khô, đốt tồn tính, tán nhuyễn thành bột, hòa với nước bôi (Bổ Di Phương). Theo các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết dân gian thường dùng Cà tím trong trường hợp thiếu máu, tạng lao (tràng nhạc), táo bón, giảm niệu, tim dễ kích thích; cũng dùng chữa các chứng xuất huyết (đại tiện ra máu, tiểu ra máu, phụ nữ rong huyết, lỵ ra máu), chữa sưng tấy, giúp ăn ngon, làm giảm cholesterol trong máu, trị đau gan, trợ tim. Lá trị viêm phế quản, bí tiểu; trênin vitro, chống siêu khuẩn R.D; dùng ngoài đắp để làm dễ chịu các vết bỏng, áp xe, bệnh nấm, trĩ. Hột lợi đàm, trị hen suyễn và ho khan. Rễ trị suyễn, phấn khích. Delphinidin (trong quả) chống giai đoạn truyền lan của ung thư fibrosarcom HT-1080, in vitro.
  • Chữa sâu răng đau nhức: Cà tím già đốt thành than xức vào (Trích Huyền Phương).
  • Chữa họng sưng nghẹt đau đớn: Cà tím già hoặc Cà làm tương nhai nát rồi nuốt nước từ từ (Đức Sinh Phương).
  • Chữa lở sưng do nhiệt độc: Cà tím sống 1 quả cắt làm 2 bỏ ruột, còn 2 cái vỏ úp trên chỗ lở sưng thì tiêu, nếu đã ra mủ thì dùng tiếp cho lành (Thánh Tế Tổng Lục ).
  • Chữa lợi răng sưng đau: Dùng xác quả Cà tím đã để cách một năm đốt cháy, đem bột xát vào luôn thì khỏi (Hải Thượng Phương).
  • Chữa nhọt độc phát bối: Vào ngày trùng dương chọn 100 trái cà loại già, bỏ cuống đế, cắt ra làm 4, giã nhuyễn với 360g Tiêu thạch. Cứ một lớp cà rồi một lớp Tiêu thạch, sắp như thế nào cho tới khi hết, lấy giấy bịt kín nhiều lớp, để nơi sạch sẽ, trên dưới lấy gạch sạch kê lên và đậy xuống, đừng để cho phạm hơi đất, tới tháng giêng năm sau thì lấy ra phơi nắng, khi ấy cà đã nát bấy rồi, bỏ bã, lọc lấy nước cho vào hũ mới, lấy bông mỏng đậy trên miệng hũ rồi phơi tiếp cho tới khi cô lại thành cao là được. Mỗi lần uống nửa muỗng canh với rượu lúc bụng đói rồi lấy cao bôi vào nơi chung quanh miệng nhọt thì có cảm giác lạnh như nước, chỗ lở khô miệng thì đỡ, nếu đâm cồi rễ sâu vào thì cũng có thể tiêu được (Đồ Kinh Bản Thảo).
  • Chữa bị chấn thương đập đánh làm ứ bầm xanh tím: Dùng Cà tím trái lớn quả già xắt lát dầy bằng ngón tay sấy trên ngói sạch, đem tán nhuyễn thành bột, mỗi lần uống 6 g với rượu nóng, một đêm thì đỡ, không có sẹo vết chi cả (Thắng Kim Phương).
  • Chữa trên cao ngã xuống, chấn thương, bị đánh đập, muốn tán huyết, giảm đau: Vào ngày trùng dương chọn 100 trái cà tím loại già, bỏ cuống đế, cắt ra làm 4, giã nhuyễn với 360 g Tiêu thạch. Cứ một lớp cà rồi một lớp Tiêu thạch, sắp như thế nào cho tới khi hết, lấy giấy bịt kín nhiều lớp, để nơi sạch sẽ, trên dưới lấy gạch sạch kê lên và đậy xuống, đừng để cho phạm hơi đất, tới tháng giêng năm sau thì lấy ra phơi nắng, khi ấy cà tím đã nát bấy rồi, bỏ bã, lọc lấy nước cho vào hũ mới, lấy bông mỏng đậy trên miệng hũ rồi phơi tiếp cho tới khi cô lại thành cao là được. Mỗi lần uống nửa muỗng canh với rượu lúc bụng đói. Khi ứ huyết tan thì đau cũng giảm, khi cao khô cứng quá lấy nước cơm quậy đều để uống (Đồ Kinh Bản Thảo).
  • Chữa phong đờm nhiệt: Cà tím già, quả lớn, nhiều ít cũng được, bỏ vào trong hũ chôn dưới đất 1 năm cho rã ra thành nước, lấy lên, bỏ bột Khổ sâm vào, làm thành viên to bằng hạt Ngô đồng lớn, uống sau khi ăn hoặc lúc ngủ, mỗi lần 30 viên với rượu, rất có hiệu quả (Đồ Kinh Bản Thảo).
  • Trị đau lưng, chân co rút, thắt lưng và chân có phong huyết tích lạnh, co rút xương cốt đau nhức: Cà tím 5-10 cân, xắt lát, rửa sạch, nấu nước cốt thật đậm đặc, lọc bỏ bã, rồi sắc cô lại còn 1 thăng, nấu với bột gạo sống cho tới khi đặc là được, thêm vào một ít Xạ hương, Chu sa, làm thành viên to bằng hạt Ngô đồng lớn, mỗi lần uống 30 viên với Rượu nếp, gần tối thì uống, một tháng là đỡ (Đồ Kinh Bản Thảo).
  • Chữa tiêu ra máu lâu ngày: Cà tím lớn 3 quả, mỗi lần dùng 1 quả, lấy giấy ướt bọc lại nướng chín xong bỏ vào bình ngâm với 1 thăng rưỡi giấm, rồi lấy giấy sáp (hoặc nylon) bọc kín 3 ngày, sau đó bỏ cà đi chỉ lấy nước mà uống nóng (Phổ Tế Phương).
  • Chữa đau gò trong bụng như rùa bò: Cà tím non muối chua đã lâu ngày, đốt tồn tính, bỏ vào một ít Xạ hương, Khinh phấn, trộn ít mỡ dán vào (Thọ Thành Phương).
  • Chữa phụ nữ vàng da chóng mặt: Dùng cà tím chín vàng, lấy dao tre cắt ra phơi âm can cho khô rồi tán bột, mỗi lần uống 6g với rượu nóng (Trích Huyền Phương).
  • Chữa đại tiện ra máu, máu ra nước xối xa, û rồi phân ra sau: Quả cà tím còn nguyên đế, đốt tồn tính rồi tán nhuyễn thành bột, uống 6 g với rượu nóng lúc đói (Linh Uyển Phương).
x

Check Also

Cây Ngái – Khỏe gân cốt, tốt cho sức khỏe

Cây Ngái, hay còn gọi là cây Sung dại, là loại cây tự nhiên phổ ...

Trình dược viên