Tổng hợp thông tin về cây thuốc Cam thảo - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Tổng hợp thông tin về cây thuốc Cam thảo

Tổng hợp thông tin về cây thuốc Cam thảo

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...

Cam thảo là cây thuốc khá phổ biến hiện nay, có nhiều tác dụng trong kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ  ho, giải độc, chỉ thống, và có tác dụng điều hòa tác dụng các thuốc khác

Cam thảo là cây thuốc khá phổ biến hiện nay

Cam thảo là cây thuốc khá phổ biến hiện nay

  1. Tên khoa học: Glycyrrhiza glabra L. và Glycyrrhiza uralensis Fisher.
  2. Họ: Đậu (Fabaceae).
  3. Tên khác: Cam thảo bắc
  4. Mô tả:

Cây: Cây nhỏ mọc nhiều năm, có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển. Thân ngầm dưới đất có thể đâm ngang đến 2 mét. Từ thân ngầm này lại mọc lên các thân cây khác. Thân cây mọc đứng cao 0,5-1,50 m. Thân yếu, lá kép lông chim lẻ, có 9-17 lá chét hình trứng. Hoa hình bướm màu tím nhạt; loài glabra có cụm hoa dày hơn loài uralensis. Quả loại đậu, loài glabra nhẵn và thẳng, loài uralensis thì quả cong và có lông cứng

Dược liệu: Đoạn rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo, thường dài 20-30 cm, đường kính 0,5-2,5 cm. Cam thảo chưa cạo lớp bần bên ngoài có màu nâu đỏ cùng những vết nhăn dọc. Cam thảo đã cạo lớp bần có màu vàng nhạt. Khó bẻ gãy, vết bẻ màu vàng nhạt có nhiều xơ dọc. Mặt cắt ngang có nhiều tia ruột từ trung tâm tỏa ra, trông giống như nan hoa bánh xe. Mùi đặc biệt, vị ngọt hơi khé cổ.

  1. Phân bố:

Được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mông Cổ, Liên Xô cũ, Hungari .v.v. Dược liệu phải nhập từ Trung Quốc.

Ngoài cam thảo dây còn có cam thảo đất

Ngoài cam thảo dây còn có cam thảo đất

  1. Cách trồng cây cam thảo:

Cam thảo Bắc ưa khí hậu ôn hoà hoặc mát lạnh. Cây sống thích hợp ở nhiệt độ 18-20oC. Những khu vực cam thảo mọc hoang là những nơi có đất khô, đất có canxi, đất cát, đất cát vàng. Những nơi có đất đen cứng chắc, kiềm tính và ẩm thấp thì chất lượng cam thảo kém hơn, nhiều xơ, ít bột, ít ngọt, rễ mọc cong queo.

Trồng bằng hạt hoặc thân rễ. Gieo hạt vào mùa xuân (tháng 2-3). Sau khi chọn đất thích hợp, làm nỏ đất, lên luống cao 40-50cm, mặt luống rộng 50-60cm. Gieo 2-3 hàng theo chiều dài luống, hàng cách nhau 25-30cm. Mỗi ha bón lót 15-20 tấn phân chuồng mục. Sau khi gieo, lấp đất độ 1cm, sau khoảng 10-15 ngày cây mọc. Khi cây được 3 lá thì bắt đầu tỉa. Cây cách nhau khoảng 3cm. Khi cây mọc được 5 lá, tỉa lần cuối và ổn định mật độ, dảm boả cây cach nhau 15-20cm. Cần chú ý làm cỏ và vun xới, trung bình 1 tháng 1 lần.

Trồng bằng hom vào mùa xuân. Vào tháng 2-3, trước khi cây tái sinh, có thể đào xung quanh gốc cây đã mọc 3 năm để lấy thân ngầm. Chú ý đào cách gốc 25-30cm. Cũng có thể kết hợp lấy giống khi thu hoạch dược liệu. Cắt thân ngầm thành từng đoạn 15-20cm, mỗi hom có 2-3 mầm ngủ. Hom được ươm trong vườn. Trồng theo rạch khoảng cách 10 x 10cm. Lấp đất sâu khoảng 5cm. Nén nhẹ mặt luống cho hom giống ổn định. Hàng ngày tưới nhẹ, đảm bảo đất luôn ẩm và tơi xốp. Sau khi ươm khoảng 20 ngày, cây mọc. Tháng 5-6, có thể bứng ra trồng ở ruộng sản xuất. Tháng đầu cần chú ý chăm sóc, đảm bảo đất ẩm, sạch cỏ và phòng trừ sâu bệnh.

Sau khi trồng khoảng 5 năm có thể thu hoạch.

Cam thảo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc

Cam thảo được sử dụng nhiều trong các bài thuốc

  1. Bộ phận dùng:

Rễ, thân rễ cây Cam thảo bắc (Glycyrrhiza uralensis Fish.) Loài này ta phải nhập từ Trung Quốc. Một số nước châu Âu thường khai thác Cam thảo từ loài Glycyrrhiza glabra L., họ Đậu (Fabaceae), loại này cũng được nhập vào nước ta.

  1. Thu hái, chế biến:

Sau 3-4 năm thì thu hoạch vào cuối thu. Thu hái vào mùa đông khi cây đã tàn lụi. Lúc này rễ chắc, nặng, nhiều bột, có chất lượng tốt. Hoặc có thể vào mùa xuân để kết hợp lấy hom giống nhưng chất lượng kém hơn. Để đảm bảo chát lượng giống và dược liệu, nên thu hoạch vào tháng 2-3 trước khi cây hồi xuân. Rễ to nhỏ đều dùng được nên khi đào tránh làm sây xát và đứt rễ. Đào thăm dò dần từ trên xuống, khi thấy chỗ nào ít rễ có thể đào sâu chỗ đó. Nếu trồng trên đất dốc nên đào phía thấp trước. Sau khi thu hoạch chải sạch đất bằng bàn chải, phân loại to, nhỏ, phơi khô. Tỷ lệ tươi khô 2,5:1. Khi khô được 50%, bó thành bó, sau đó chỉ phơi đầu cắt, không phơi cả rễ, để cho vỏ vẫn giữ được màu nâu đỏ đẹp. Có thể dùng dạng sống (Sinh thảo), hoặc dạng tẩm mật (Chích thảo) hay dạng bột mịn.

Lấy rễ Cam thảo, phun nước cho mềm, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.

Chích Cam thảo: Lấy Cam thảo đã thái phiến, đem tẩm mật (cứ 1 kg Cam thảo, dùng 200 g mật, thêm 200 g nước đun sôi), rồi sao vàng thơm.

  1. Công năng:

Kiện tỳ ích khí, nhuận phế chỉ  ho, giải độc, chỉ thống, điều hoà tác dụng của các bài thuốc.

cam thảo được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc

Cam thảo có tác dụng điều hòa tính vị trong bài thuốc

  1. Công dụng:

Thuốc chữa ho.

Thuốc chữa loét dạ dày và ruột, uống 10-14 ngày, nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù, thường hay phối hợp với bismuth nitrat kiềm, magnesium carbonat, calci carbonat, bột vỏ Rhamnus (hoặc đại hoàng).

Acid glycyrrhetic được dùng làm thuốc chống viêm tại chỗ.

Trong bào chế khoa, cam thảo dùng làm tá dược điều vị để làm mất các vị khó uống trong các chế phẩm.

Vì có tác dụng chống co thắt, cam thảo được phối hợp làm trà nhuận tràng.

Cam thảo còn được dùng làm mứt, nước uống, làm thơm thuốc lá.

  1. Cách dùng, liều lượng:

2 – 9g mỗi ngày. Dạng thuốc sắc, cao thuốc, bột, thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

x

Check Also

Cây Ngái – Khỏe gân cốt, tốt cho sức khỏe

Cây Ngái, hay còn gọi là cây Sung dại, là loại cây tự nhiên phổ ...

Trình dược viên