Trình Dược viên bật mí công thức chữa bệnh từ đậu xanh an toàn, hiệu quả
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình Dược viên bật mí công thức chữa bệnh từ đậu xanh an toàn, hiệu quả

Trình Dược viên bật mí công thức chữa bệnh từ đậu xanh an toàn, hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...

Đậu xanh có ở xung quanh chúng ta nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng chữa bệnh và làm đẹp từ nó, cùng đọc bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm nhé.

Tìm hiểu về đậu xanh

Tìm hiểu về đậu xanh

Tìm hiểu về đậu xanh

Đậu xanh hay còn được gọi là đỗ xanh theo cách gọi miền Bắc là loại cây thảo mọc đúng, lá mọc kép 3 chia và có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông trong chứa hạt hình tròn hơi thuôn, có kích thước hạt nhỏ (đường kính khoảng 2–2,5 mm), màu xanh ruột vàng và có mầm ở giữa.

Theo các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Cần Thơ thì hạt đậu xanh là loại thức ăn nhiều kali, ít natri. Người thường xuyên ăn đậu xanh và chế phẩm của nó huyết áp của họ sẽ thấp. Trong đậu xanh còn có thành phần hạ huyết mỡ hữu hiệu, nó còn giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc. Trong đời sống hàng ngày, đậu xanh được dùng làm rất nhiều món như nấu canh, chè, làm bánh, xay thành bột làm miến, rang vàng tán bột làm thực phẩm ngũ cốc dinh dưỡng. Lá đậu xanh được tận dụng làm dưa nhưng không phổ biến. Vỏ đậu xanh có tính nóng, giúp giảm bớt mờ mắt, vì vậy nhiều người thường nấu cả vỏ, không bỏ đi.

Công dụng chữa bệnh từ đậu xanh

Theo các Trình Dược viên thì đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan, giải độc. Sử dụng đậu xanh như thực phẩm hàng ngày có thể giúp làm sạch mát nước tiểu, chữa lở loét, làm sáng mắt, nhuận họng, hạ huyết áp, mát buồng mật, bổ dạ dày, hết đi tả, thích hợp với các bệnh nhân say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt, viêm tuyến má, đậu mùa, nhìn mọi vật không rõ… Bên cạnh đó còn giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, giúp tim khỏe mạnh, ngừa ung thư dạ dày và tăng cường hệ miễn dịch.

Công dụng chữa bệnh từ đậu xanh

Công dụng chữa bệnh từ đậu xanh

Công dụng làm đẹp cho phụ nữ

Đối với những thiếu nữ đang trong độ tuổi dậy thì từ 13 đến 21 tuổi, da mặt thường khô và dễ nổi mụn cám. Phụ nữ trong độ tuổi từ 40 trở lên, da rất dễ mất đi collagen và elastine. Lúc này da sẽ bị biến đổi sắc tố dẫn đến màu nám, kém mịn và không được hồng tươi nữa… Sử dụng đậu xanh như thực đơn hằng ngày hay chế biến thành các loại mặt nạ từ đậu xanh sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ, có tác dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả.

Đối với những người muốn giảm cân thì đây là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan, chất này đi qua đường tiêu hóa, giúp lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ. Đậu xanh giúp người béo kiềm chế sự thèm ăn và giảm lượng chất béo nguy hiểm cho cơ thể. Đồng thời, một số sinh viên đang theo học Liên thông Cao đẳng Dược tại TP.HCM còn cho rằng, đậu xanh giúp ổn dịnh lượng đường trong máu sau bữa ăn do đó rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Những lưu ý khi sử dụng đậu xanh

Các giảng viên Cao đẳng Dược TP.HCM khuyến cáo những trường hợp sau không được dùng đậu xanh:

Những lưu ý khi sử dụng đậu xanh

Những lưu ý khi sử dụng đậu xanh

  • Những người có thân nhiệt tính hàn như chân tay lạnh thiếu lực, lưng, chân đau nhức và đi ngoài phân lỏng thì không được ăn đậu xanh vì sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm.
  • Không nên ăn đậu xanh khi đang đói vì đậu xanh có tính hàn khi ăn vào sẽ không tốt cho dạ dày.
  • Khi uống thuốc Đông y thì không nên ăn đỗ xanh vì sẽ hóa giải toàn bộ thảo mộc có trong thuốc.
  • Phụ nữ có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn đỗ xanh để đề phòng trướng bụng, đau bụng ngày đèn đỏ, hay bệnh phụ khoa.

Các bạn có thể ghi lại những kiến thức Y Dược bổ ích này để có thêm kinh nghiệm chữa bệnh, làm đẹp từ thiên nhiên cho bản thân mình nhé.

Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên