Liên kiều là một loại cây thuộc họ hoa Nhài còn được gọi với tên khác là Đại liên tử hay dị kiều…Đây là một cây thuốc quý với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người.
- Công dụng của cây Dây đòn gánh trong các bài thuốc chữa bệnh
- Khám phá công dụng chữa bệnh thần kỳ của cây Tử uyển
- Công dụng của cây Đại kế trong các bài thuốc chữa bệnh
Liên kiều là cây có nguồn gốc từ Trung Quốc
Mô tả sơ lược về cây Liên kiều
Liên kiều có tên khoa học là Forsythia suspensa Vahl. Cây cao 2m -4 m. Cành non hình gần như 4 cạnh, có nhiều đốt, giữa các đốt ruột rỗng, bì không rõ. Lá đơn, phiến lá hình trứng, dài 3cm -4cm, rộng 2cm -4cm, mép có răng cưa không đều. Cuống lá dài 1cm-2cm. Lá thường mọc đối. Hoa màu vàng tươi, tràng hình ống, trên xẻ thành 4 thùy, đài cũng hình ống, trên cũng xẻ thành 4 thùy, 2 nhị, nhị thấp hơn tràng. Một nhụy 2 đầu nhụy. Quả khô hình trứng, dẹt, dài 1,5cm-2cm, rộng 0,5cm-1cm, 2 bên có cạnh lồi, đầu nhọn. Khi chín mở ra như mỏ chim, phía dưới có cuống hoặcchỉ còn sẹo. Vỏ ngoài màu vàng nâu nhạt, trong quả có nhiều hạt nhưng phần lớn rơi vãi đi, chỉ còn sót lại 1 ít. Đa số nhập của Trung Quốc. Liên kiều hình trứng, dài 1,6cm-2,3cm, đường kính 0,6 cm-1cm. Đầu đỉnh nhọn, đáy quả có cuống nhỏ hoặc đã rụng. Mặt ngoài có vân nhăn dọc không nhất định và có nhiều đốm nhỏ nổi lên. Hai mặt đều có 1 đường rãnh dọc rõ rệt (Dược Tài Học).
Tác dụng dược lý của cây Liên kiều
Về tác dụng dược lý, dược sĩ giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết Tác dụng kháng khuẩn: Chất Phenol Liên kiều có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như Tụ cầu vàng, Liên cầu khuẩn dung huyết, Phế cầu khuẩn, Trực khuẩn lỵ, Thương hàn, Ho gà, Lao, Bạch hầu, Leptospira hebdomadis, Virus cúm, Rhino virus, Nấm… với mức độ khác nhau (Trung Dược Học). Tác dụng chống viêm: khu trú trạng thái viêm mà không ảnh hưởng đến sự tăng sinh vào tế bào vì vậy, ngày xưa gọi Liên kiều là ‘Sang gia thần dược’(thuốc thần trị mụn nhọt), tăng tác dụng thực bào của bạch cầu (Trung Dược Học). Thuốc có tác dụng hạ áp huyết, làm gĩan mạch, tăng lưu lượng máu tuần hoàn, cải thiện vi tuần hoàn (Trung Dược Học). Liên kiều có tác dụng bảo vệ Gan, giải nhiệt, cầm nôn, lợi tiểu, cường tim (Trung Dược Học). 1- Tác dụng kháng khuẩn dịch chiết Liên kiều có tác dụng kháng khuẩn tương tự như Kim ngân hoa. 2- Kháng ký sinh trùng: Liên kiều in vitro có tác dụng yếu đối với Leptospirosis 3- Kháng Emetin: Liên kiều có tác dụng chống nôn mửa do ngộ độc thuốc Digital đối với chim bồ câu và trong nhiều thí nghiệm khác nó có tác dụng làm giảm nôn mửa (Chinese Herbal Medicine). – Đối với Thận: dùng nước sắc Liên kiều trị 6-8 ca thận viêm cấp cho thấy có tác dụng tiêu phù, giảm protein trong nước tiểu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). – Đối với mắt: Dùng nước sắc Liên kiều trị 2 ca võng mạc xuất huyết. Trong vòng 4 tuần, các triệu chứng giảm, thị lực cũng tăng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
Thành phần hóa học có trong cây Liên kiều
Về thành phần hóa học các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM cho biết rằng: Trong Liên kiều có: Forsythin (Phillyrin), Matairesinoside, Oleanolic acid (Trung Dược Học); Trong Liên kiều có chừng 4,89 Saponin và 0,2 % Alcaloid ( Viện Nghiên Cứu Y Học Bắc Kinh). Forsythin, Phillyrin(Tây Bộ Tam Tiêu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản], 1977, 31 (2): 131); Trong Liên kiều có Phenol Liên kiều [C15H18O7] (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng); Rutin (Khuông Mai Học, Trung Dược Thông Báo 1988, 13 (7): 416); Forsythoside A, C, D, E, Rengyolone, Salidroside, Isorengyol, Cornoside, Rengyol, Rengyoxide, Rengyoisde A, B, C (Endo K và cộng sự, Tetrahedron, 1989, 45 (12): 3673); Pinoresinol,Betulinic acid, Oleanolic acid (Tây Bộ Tam Tiêu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản], 1977, 97 (10): 1134). pinoresinol-b-D-glucoside (Thiên Diệp Chân Lý Tử, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1978, 32 (3): 194); Suspensaside (Kitagawa S và cộng sự , Phytochemistry 1984, 23 (8): 194).
Những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây Liên kiều
Liên kiều được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh hay
- Chữa xích du đơn độc: Liên kiều, sắc uống (Ngọc Chủy Tật Lệnh).
- Trị thái âm ôn bệnh mới phát, tà khí ở Phế vệ, sốt mà không sợ lạnh, sáng sớm khát nước: Liên kiều 40g, Ngân hoa 40 g Khổ cát cánh 24g, Bạc hà 24 g Trúc diệp 16g, Cam thảo (sống) 20 g, Kinh giới tuệ 16g, Đạm đậu xị 20g, Ngưu bàng tử 24g. Tán thành bột. Mỗi làn dùng 24g uống với nước sắc Vi căn tươi (Ngân Kiều Tán – Ôn Bệnh Điều Biện).
- Chữa lao hạch, loa lịch không tiêu: Liên kiều, Cù mạch, Quỷ tiễn vũ, Chích thảo. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần (Liên Kiều Tán – Dương Thị Gia Tàng).
- Trị trẻ nhỏ mới bị nhiệt: Liên kiều, Phòng phong, Chích thảo, Sơn chi tử. Lượng bằng nhau. Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắc với 1 chén nước, còn 7 phân, bỏ bã, uống ấm (Liên Kiều Ẩm – Loại Chứng Hoạt Nhân Thư).
- Chữa mụn nhọt, đơn độc, ban chẩn: Liên kiều, Bồ công anh, mỗi thứ 12 g, Dã Cúc hoa 12g. Sắc lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị vú đau, vú có hạch: Liên kiều, Hùng thử phân, Bồ công anh, Xuyên bối mẫu, đều 8g, sắc uống (Ngọc Chủy Tật Lệnh).
- Chữa lao hạch, loa lịch: Liên kiều, Hạ khô thảo, Huyền sâm mỗi thứ 12 g, Mẫu lệ 20g. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị lao hạch, loa lịch: Liên kiều, Mè đen, mỗi thứ 100-150g, tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống 4-8g, ngày 2 lần (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa cầu thận viêm cấp, lao thận: Mỗi ngày dùng Liên kiều 30g, cho nước vừa đủ, sắc nhỏ lửa còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn, trẻ em giảm liều. Liên tục 5-10 ngày. Kiêng ăn cay và mặn (Giang Tây Y Dược Tạp Chí 1961, 7:18).
- Trị ban xuất huyết do giảm tiểu cầu: Liên kiều 30g, thêm nước vừa đủ, sắc còn 150ml, chia 3 lần uống trong ngày, trước bữa ăn (Quảng Đông Trung Y Tạp Chí 1960, 10: 469).
- Chữa tràng nhạc và viêm hạch ở nách: Liên kiều Mè đen, 2 vị bằng nhau, tán nhỏ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g (Dược Liệu Việt Nam).
- Chữa vú sưng: Liên kiều 16g, Bồ công anh 12 g, Kim ngân hoa 5g, Bồ kết thích 4g. Sắc với 500ml nước còn 200 ml,chia làm 3 lần uống trong ngày (Dược Liệu Việt Nam).
Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng khuyến cáo với các bạn đọc rằng: Những người Chỉ mát mà không bổ, bệnh ung nhọt đã vỡ mủ thì không dùng. Hỏa nhiệt thuộc hư cũng kiêng dùng. Tỳ Vị hư yếu, phân lỏng: cẩn thận đừng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu). Người thuộc âm hư nội nhiệt và ung nhọt đã vỡ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu). Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Học). Sốt kèm khí hư: không dùng (Trung Dược Học). Mụn nhọt thể âm, mụn nhọt đã lở loét: không dùng (Trung Dược Học).