Trình Dược viên hướng dẫn cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình Dược viên hướng dẫn cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Trình Dược viên hướng dẫn cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Khi bị ngộ độc thực phẩm nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Vậy xử lý như thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm bắt nguồn từ đâu?

Ngộ độc thực phẩm là thường xảy ra sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia… Theo giảng viên Lớp Cao đẳng Điều dưỡng cho biết thì nguyên nhân chính của việc ngộ độc thực phẩm thường do sử dụng phải các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng.
  • Thực phẩm có chứa độc chất phụ gia thêm như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị…
  • Thực phẩm tự nó có chứa độc chất tự nhiên hoặc do bị nhiễm các độc chất do ô nhiễm môi trường.
  • Ngộ độc thực phẩm thường do sử dụng các loại thức ăn ôi thiu nhiễm khuẩn

Theo các chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngộ độc thực phẩm đặc biệt xảy ra vào mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng), vì mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển. Đặc biệt thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển, và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.

Ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

Theo chuyên mục kiến thức Y Dược tổng hợp cho biết ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 2 loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.

  • Ngộ độc cấp tính: là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài… Thậm chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.
  • Ngộ độc mãn tính: là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến nhưng vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như ung thư.

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Theo như lời các Trình dược viên chia sẻ thì nếu như phát hiện các dấu hiệu của chứng ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6 giờ thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào. Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Với trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm độc sau 6 giờ, lúc này chất độc đã bị hấp thu vào cơ thể thì ta cần xử trí như sau :

  • Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….
  • Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
  • Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.
  • Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.Cần chú ý trong khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm để tránh xảy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm.

Nguồn: trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên