Trình dược viên hướng dẫn nhận biết viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình dược viên hướng dẫn nhận biết viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng

Trình dược viên hướng dẫn nhận biết viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Viêm mũi dị ứng thường để lại những hậu quả khó lường cho tuyến hô hấp. Tuy nhiên, thật khó nhận biết được viêm mũi dị ứng vì triệu chứng của nó gần giống với viêm mũi không dị ứng. Sau đây, Trình dược viên sẽ hướng dẫn bạn đọc cách phân biệt viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng.

Nhận biết viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng

Nhận biết viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh thường gặp của đường hô hấp tuyến trên.Viêm mũi dị ứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng như: Viêm xoang mạn tính, hoặc viêm mũi xoang nhiễm trùng vì sự ứ đọng dịch tiết trong đường hô hấp trên, viêm họng – viêm thanh quản do quá trình thở bằng miệng…

Bệnh viêm mũi dị ứng

Tiền sử: Bệnh nhân thường có tiền sử bệnh dị ứng

Nguyên nhân, cơ chế: Theo Kiến thức Y dược, nguyên nhân bệnh viêm mũi dị ứng thường do cơ thể phản ứng với các yếu tố dị nguyên, histaminđược giải phóng, khi lượng histaminvượt ngưỡng cho phép sẽ gây phản ứng quá mẫn(dị ứng)

Triệu chứng của bệnh:

– Bên ngoài: phấn hoa, khói bụi, nấm mốc, lông súc vật, hóa chất…

– Bên trong: cơ địa dị ứng, bệnh nhân khi sâu răng, viêm amidan do chuyển hóa độc tố của vi khuẩn cũng có thể gây viêm mũi dị ứng…

Triệu chứng của bệnh: Biểu hiện nhanh, đột ngột, với các triệu chứng điển hình như (hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi…)

Xét nghiệm: Có nhiều tế bào bạch cầu ái toan (eosinophil)

Hướng điều trị:

– Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.

– Dùng thuốc corticoid (chỉ dùng trong những trường hợp nặng, mạn tính).

– Dùng thuốc kháng histamine (Promethazin, loratadin, cetirizin, azelastin…) để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng thể nhẹ và vừa. Thuốc xịt mũi Nozeytin với thành phần Azelastin HCl được sử dụng tại chỗ để làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm mũi dị ứng (sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi…)

Bệnh viêm mũi dị ứng thường để lại những hậu quả khó lường

Bệnh viêm mũi dị ứng thường để lại những hậu quả khó lường

Bệnh viêm mũi không dị ứng

Tiền sử:

Bệnh nhân có viêm mũi dị ứng do nhiễm khuẩn

Viêm mũi dị ứng không do nhiễm khuẩn.

Nguyên nhân, cơ chế:

– Viêm mũi do nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virus…

– Viêm mũi không do vi khuẩn: phổ biến nhất  là viêm mũi vận mạch chủ yếu do mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Triệu chứng của bệnh:

Tin tức Y dược cho hay, triệu chứng của viêm mũi không dị ứng thì hắt hơi ít nhưng lại nghẹt mũi nhiều, nước mũi thường là dịch nhầy đặc hoặc dịch mủ. Bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi rã rời toàn thân, có thể có sốt và sợ lạnh.

Xét nghiệm: Có rất ít tế bào bạch cầu ái toan  (eosinophil)

Hướng điều trị:

– Viêm mũi vận mạch (không do nhiễm khuẩn) thường sử dụng các thuốc tăng cường giao cảm: adrenalin, hoặc thuốc ức chế phó giao cảm: etropin hoặc 1 số trường hợp sử dụng thuốc tăng cường phó giao cảm. Để điều trị triệt để có thể bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt dây thần kinh ở hố chân bướm hàm trong hốc mũi.

– Viêm mũi do nhiễm khuẩn: trong điều trị sẽ sử dụng kháng sinh phù hợp tùy vào nguyên nhân.

Người bệnh cũng có thể sử dụng Azelastin để làm giảm nhẹ các triệu chứng viêm mũi không do dị ứng.

x

Check Also

Định nghĩa và triệu chứng của Virus Herpes Simplex

Virus Herpes gây ra các triệu chứng như nổi mụn rộp, mụn nước tại các ...

Trình dược viên