Trình dược viên hướng dẫn phân biệt thuốc gốc và biệt dược
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình dược viên hướng dẫn phân biệt thuốc gốc và biệt dược

Trình dược viên hướng dẫn phân biệt thuốc gốc và biệt dược

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 2,75 out of 5)
Loading...

Thuốc gốc và biệt dược đang được sử dụng rất rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều người khi sử dụng thuốc khá thụ động, không phân biệt được thuốc gốc và biệt dược. Sau đây, Trình dược viên xin hướng dẫn người dùng phân biệt hai loại thuốc trên.

Trình dược viên hướng dẫn phân biệt thuốc gốc và biệt dược

Trình dược viên hướng dẫn phân biệt thuốc gốc và biệt dược

Khái niệm thuốc gốc và biệt dược

+Thuốc gốc: Là loại thuốc có tên theo cội nguồn dược chất được phát minh hoặc theo tên hóa học của nó. Trong số các dược chất đã được phát minh đó nhiều loại đã được phát minh từ lâu đời và đã hết bản quyền việc phát minh sáng chế. Thông thường, thuốc gốc sẽ chứa một hoạt chất chính, nó có tác dụng điều trị một thứ bệnh nhất định hay một chứng bệnh cụ thể nào đó.

+Biệt dược (hay được gọi là tên thương mại) ám chỉ các loại thuốc đặc biệt, những loại thuốc Tân dược ban đầu mới được phát minh và có độc quyền sản xuất. Tên của thuốc biệt dược do các nhà khoa học hoặc các nhà sản xuất đặt và có thể có hoặc không phụ thuộc gì vào tên hóa học của hoạt chất chính trong thuốc đó.

Ngày nay có nhiều loại biệt dược được các nhà khoa học phối chế thêm nhiều loại dược chất thuốc gốc với nhau nhằm tạo ra một sản phẩm mới có khả năng, hiệu quả điều trị đa năng hơn. Ví dụ như khi bị sốt cao có kèm theo dấu hiệu nhức đầu, sổ mũi thì các thầy thuốc hoặc các bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh hai loại thuốc gốc với giá rẻ là paracetamol và thuốc nhỏ mũi naphazolin hoặc ephedrin, nhưng cũng có người thì khuyên nên sử dụng Decolgel hay Tiffy, vì chúng ở dạng biệt dược do trong loại thuốc đó đã hội đủ đầy đủ các loại dược chất tương đương.

luu-y-khi-dung-thuoc-tan-duoc

Thuốc gốc có giá rẻ hơn so với biệt dược?

Sở dĩ có điều này vì thuốc gốc thường hay được sản xuất bởi các công ty dược nhỏ và lẻ, và không được đầu tư vào nghiên cứu và việc phát triển thuốc mới. Công việc nghiên cứu thuốc mới và tiếp thị chúng thường rất tốn kém nên hay được tiến hành bởi các công ty dược phẩm lớn và được bán với giá cao (thậm trí là rất cao) trong thời gian mà bằng sáng chế chưa hết hạn để có thể bù đắp chi phí sản xuất. Vì các nhà sản xuất thuốc gốc không phải trang trải chi phí thông thường này nên giá thường rẻ hơn so với thuốc biệt dược đầu tiên.

Theo chủ trương của Bộ Y tế, cũng như theo đúng khuyến cáo của tổ chức WHO là nên dùng thuốc gốc để chữa bệnh. Những thầy thuốc giỏi, có trình độ chuyên môn cao và dày dạn kinh nghiệm, thường sẽ tìm cách điều trị cho bệnh nhân vừa không gây tốn kém mà vẫn đảm bảo người bệnh khỏi bệnh – chứ không nhất thiết cứ phải dùng thuốc đắt hay nói cách khác là phải dùng biệt dược.

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên