Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ tự sát có nguy cơ gia tăng; trong đó người trẻ có xu hướng tự sát cao hơn người trưởng thành; trẻ vị thành niên có xu hướng tự sát cao hơn các lứa tuổi khác…
Thống kê, nếu như năm 2003, tỷ lệ có ý định tự sát trong thanh thiếu niên từ 14 – 25 tuổi là 3,4%, thì đến năm 2010 đã tăng lên 4,1%. Điều tra mới nhất do Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra năm 2020 cho thấy, trong số 6.407 học sinh ở lứa tuổi 11 – 17, có 11% cho biết có ý tưởng tự sát trong vòng 1 năm qua.
Phân tích về các nguyên nhân dẫn đến tự sát của thanh thiếu niên, Các Trình Dược Viên cho hay, ngoài 3 yếu tố về xã hội, không gian mạng; yếu tố gia đình và yếu tố sức khỏe tâm thần, còn có yếu tố quan trọng là bản dạng giới và xu hướng tính dục, khiến nhiều trẻ chưa tự tin về bản dạng giới, những trẻ có xu hướng bản dạng giới khác với sinh học như sinh ra là nữ nhưng muốn là nam và ngược lại, có xu hướng tính dục đồng tính, song tính… có nguy cơ tự sát cao hơn.
Còn theo Bác Sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, nếu cha mẹ nhận ra con mình có biểu hiện của dồn nén cảm xúc, trước tiên phải làm “xì quả bóng cảm xúc” đó, không trách con, chủ động tâm sự, chia sẻ để con vượt qua giai đoạn vị thành niên.
Gần đây, Viện Sức khỏe Tâm thần tiếp tục công bố đường dây nóng hỗ trợ tư vấn cho các gia đình, cá nhân những vấn đề về sức khỏe tâm thần như: Trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, stress… Vì thế, các gia đình, cá nhân có thể liên lạc để được tư vấn