Hướng dẫn tiêm truyền một số loại kháng sinh
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Thuốc kháng sinh » Hướng dẫn tiêm truyền một số loại kháng sinh

Hướng dẫn tiêm truyền một số loại kháng sinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Đối với những thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch thì cần phải chú ý về vị trí tiêm tĩnh mạch, kỹ thuật tiêm, liều thuốc… để hạn chế những hậu quả không mong muốn.

Kháng sinh tiêm tĩnh mạch được cơ thể hấp thụ một cách trực tiếp vào máu nên sẽ đi khắp cơ thể trong thời gian nhanh, hiểu qua ngay lập tức sau khi sử dụng. Thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch không đi qua ruột, dạ dày và hệ tiêu hóa của con người nên sẽ không bị dịch tiêu hóa và gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chúng. Để thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch phát huy được hết tác dụng của chúng và giảm thiểu được tối đa những phản ứng có hại với cơ thể thì cần tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc khi tiêm thuốc.

Quy tắc chung của kháng sinh tiêm tĩnh mạch

Chuyên gia ngành điều dưỡng chia sẻ một số quy tắc chung của kháng sinh tiêm tĩnh mạch đó là:

  • Dịch truyền và dụng cụ tiêm, truyền đảm bảo vô khuẩn 100%
  • Nhân viên y tế phải thực hiện tiêm đúng quy trình, đảm bảo vô khuẩn trong suốt quá trình tiêm thuốc.
  • Không cho bọt khí đi vào dây chuyền, kim tiêm… đến tĩnh mạch.
  • Luôn giữ áp lực dịch truyền ở mức cao hơn áp lực máu tĩnh mạch.
  • Tốc độ tiêm tĩnh mạch phải đúng theo y lệnh mà bác sĩ điều trị đưa ra.
  • Theo dõi bệnh nhân một cách kỹ càng trong quá trình truyền thuốc để phát hiện những dấu hiệu bất thường và xử lý đúng lúc.
  • Không lưu lại kim truyền quá 1 ngày và lặp lại một vị trí tiêm tĩnh mạch trên cơ thể bệnh nhân trong 1 ngày.

Một số chống chỉ định được dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch như sau:

  • Bệnh nhân gặp phải tình trạng suy tim mức độ nặng hoặc có nguy cơ bị phù phổi cấp.
  • Bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp
  • Một số chú ý về vị trí tiêm tĩnh mạch như sau:
  • Đối với trẻ em thì vị trí tiêm tĩnh mạch thường là tĩnh mạch tại vùng đầu, mu bàn tay, cẳng tay, mắt cá trong cẳng chân.
  • Với người lớn thì nên gấp khuỷu tay, cẳng tay lại để tiêm vào tĩnh mạch. Có thể tiêm vào tĩnh mạch mắt cá trong bàn chân.

Thao tác dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch

Khi dùng thuôc kháng sinh tiêm tĩnh mạch trên bệnh nhân thì cần thực hiện theo những thao tác sau và đảm bảo đầy đủ tất cả các bước trong suốt quá trình tiêm thuốc:

  • Chuẩn bị nơi tiêm thuốc cho bệnh nhân sao cho sạch sẽ, thoáng, có đủ ánh sáng và đảm bảo môi trường vô khuẩn 100%
  • Chuẩn bị dụng cụ với điều kiện phải vô khuẩn tuyệt đối bao gồm: thuốc kháng sinh truyền tĩnh mạch mà bác sĩ điều trị chỉ định, kiểm tra xem thuốc đã đúng với bệnh nhân, liều lượng, chất lượng thuốc, ngày pha chế và thời hạn của thuốc đã đủ điều kiện chuẩn hay chưa. Chuẩn bị những loại dụng cụ như khay vô khuẩn, bơm tiêm, kim tiêm, gạc, dây truyền dịch, kim Kocher bảo đảm vô khuẩn, kim tiêm có thể là kim cánh bướm hay kim luồn, bông thấm cồn, băng dính, máy đo huyết áp, hộp chống sốc, khay quả đậu…
  • Giải thích với bệnh nhân cũng như người nhà về kỹ thuật sắp thực hiện
  • Cho bệnh nhân đi vệ sinh trước khi thực hiện tiêm thuốc.
  • Đo lại sinh hiệu gồm mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim cho bệnh nhân trước khi dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
  • Cho bệnh nhân được ở trong tư thế thoải mái nhất để tiêm thuốc.
  • Nhân viên y tế rửa tay đúng quy trình, sát khuẩn lại bằng cồn và mang găng tay
  • Cho chai đựng dung dịch lên quang treo, đâm đầu kim của dây truyền vào chai dịch và khóa dây truyền lại,
  • Mở nút không khí trên chai dịch nhằm mục đích cho dịch bắt đầu chảy vào dây chuyền, xả những giọt đầu tiên của chai dịch ra ngoài để bỏ đi những bọt khí có trong dây dịch, sau đó khóa dây truyền lại.
  • Đặt nẹp, gối kê dưới vùng dự định sẽ truyền tĩnh mạch.
  • Chọn tĩnh mạch để truyền, sau đó buộc dây garo cách vị trí đó khoảng 3- 5 cm
  • Sát khuẩn vùng tiêm từ trong ra ngoài bằng bông có tẩm cồn.
  • Đưa kim tiêm đã vô khuẩn vào tĩnh mạch sao cho phía mũi vát của kim tiêm phải ngửa lên trên và chếch 1 góc 15°- 30°, khi thấy có máu đi vào dây dịch thì tháo dây buộc garo và bắt đầu mở khóa dây dịch để thuốc được truyền vào tĩnh mạch của cơ thể.
  • Theo dõi sát quá trình truyền dịch để kịp thời xử lý.

Kháng sinh truyền tĩnh mạch là phương pháp điều trị một số bệnh lý nhưng vẫn tồn tại những nguy hiểm với sức khỏe mà bệnh nhân cũng như nhân viên y tế cần phải lưu ý trước, trong và sau khi truyền dịch. Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyến cáo bạn cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc về loại thuốc, liều thuốc, chỉ định, chống chỉ định, vị trí tiêm tĩnh mạch… khi dùng kháng sinh truyền tĩnh mạch trên bệnh nhân để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.

x

Check Also

Dược sĩ gợi ý các loại thuốc trị tiêu chảy an toàn và hiệu quả

Tiêu chảy, một vấn đề phổ biến trong hệ tiêu hóa. Để giảm thiểu tình trạng mất nước và điện giải cần thiết cho cơ thể, người bệnh có thể sử dụng thuốc trị tiêu chảy.

Trình dược viên