Lưu ý về sức khỏe khi thường xuyên gặp tình trạng tê chân tay khi ngủ - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Tin tức Y Dược » Lưu ý về sức khỏe khi thường xuyên gặp tình trạng tê chân tay khi ngủ

Lưu ý về sức khỏe khi thường xuyên gặp tình trạng tê chân tay khi ngủ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Tình trạng tê chân tay không phải là điều hiếm gặp đối với nhiều người, nhưng liệu tê chân tay khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nào không? Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về hiện tượng này trong bài viết dưới đây.

<center><em>Lưu ý về sức khỏe khi thường xuyên gặp tình trạng tê chân tay khi ngủ</em></center>

Lưu ý về sức khỏe khi thường xuyên gặp tình trạng tê chân tay khi ngủ

1. Triệu chứng tê chân tay khi ngủ

Từ trình dược viên: Tê chân tay là hiện tượng mất cảm giác tạm thời ở tay hoặc chân, khiến người bệnh không cảm nhận được khi chạm vào da ở những vùng này. Đây là hiện tượng có thể xảy ra với bất kỳ ai và vào bất kỳ thời điểm nào, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Tình trạng tê chân tay khi ngủ thường do sự chèn ép lên các dây thần kinh, cơ hoặc mạch máu khi người bệnh nằm không đúng tư thế (như nằm sấp, đè lên tay, đè lên chân, hoặc gối quá cao,…). Tuy nhiên, tê chân tay khi ngủ cũng có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thiếu hụt dưỡng chất trong cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, tuần hoàn, và chức năng các cơ quan. Tê chân tay là dấu hiệu của việc thiếu hụt một số vitamin nhóm B, canxi, v.v.

Phụ nữ mang thai dễ gặp phải tình trạng này do sự ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, dẫn đến việc giảm lưu lượng máu cung cấp cho cả cơ thể mẹ và thai nhi.

Người cao tuổi cũng có nguy cơ cao gặp phải tê chân tay do sự suy giảm chức năng của cơ thể theo tuổi tác, dẫn đến tác động lên hệ thần kinh và gây triệu chứng tê chân tay khi ngủ.

Mặc dù hầu hết các nguyên nhân gây tê chân tay khi ngủ không quá nghiêm trọng, nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của những bệ

2. Tê chân tay khi ngủ có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng?

Tê chân tay khi ngủ có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng. Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết cụ thể gồm:

Bệnh tim mạch: Khi gặp vấn đề về tim mạch, quá trình lưu thông máu trong cơ thể thường gặp khó khăn, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu. Vì tay và chân ở xa tim, sự thiếu cân bằng trong lưu lượng máu có thể gây tê buốt ở các chi. Bệnh nhân cũng có thể gặp các triệu chứng kèm theo như sưng ngón tay, ngón chân, phù nề bắp chân, hoặc đau khớp.

Thoái hóa xương khớp: Các bệnh lý thoái hóa, đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ, thường xảy ra ở những người làm việc văn phòng, lao động nặng nhọc, hoặc có thói quen đứng lâu và cúi người. Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ra tê chân tay, đặc biệt là khi ngủ.

<center><em>Người mắc chứng bệnh đái tháo đường có thể xuất hiện triệu chứng tê chân tay khi ngủ</em></center>

Người mắc chứng bệnh đái tháo đường có thể xuất hiện triệu chứng tê chân tay khi ngủ

Hội chứng ống cổ tay: Tê chân tay, đặc biệt là vào ban đêm, là dấu hiệu điển hình của hội chứng này. Khi cổ tay bị chèn ép do tác động mạnh, hệ thống mạch máu và dây thần kinh ở tay sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng và tê bì.

Bệnh đái tháo đường: Trong giai đoạn nặng của bệnh đái tháo đường, lượng đường trong máu cao gây cản trở việc lưu thông dưỡng chất đến các chi, dẫn đến tê chân tay, đặc biệt là vào ban đêm.

Bệnh lý thần kinh: Các bệnh liên quan đến hệ thần kinh có thể gây ra tình trạng tê chân tay khi ngủ, do ảnh hưởng đến các dây thần kinh và khả năng truyền tín hiệu trong cơ thể.

3. Cách giảm thiểu tình trạng tê chân tay khi ngủ

Để giảm bớt tình trạng tê chân tay khi ngủ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp. Ban cố vấn trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cập nhật và chia sẻ gồm:

Mát xa bàn tay, bàn chân thường xuyên giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cảm giác tê bì.

Bổ sung vitamin B, canxi, kali và các dưỡng chất khác vào chế độ ăn uống để hỗ trợ sức khỏe thần kinh và hệ cơ xương.

Cho chân tay nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng hoặc kéo dài, tránh những hoạt động quá sức có thể gây chèn ép các khớp, cổ tay, cổ chân, cũng như các môn thể thao mạo hiểm.

Ngâm tay chân trong nước ấm trước khi ngủ giúp kích thích tuần hoàn máu và thư giãn cơ bắp.

Tránh đứng hoặc ngồi lâu, điều chỉnh tư thế khi ngủ sao cho thoải mái và hợp lý.

<center><em>Bổ sung vitamin B sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tê chân tay khi ngủ</em></center>

Bổ sung vitamin B sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tê chân tay khi ngủ

Nếu tê chân tay kèm theo các triệu chứng gây khó ngủ, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp như: mát xa nhẹ nhàng, chườm khăn lạnh nếu có sưng tấy, kê cao chân để giảm tê, và tránh dùng gối quá cao. Nếu tình trạng tái diễn hoặc kéo dài, bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, giúp giảm tê và viêm.

Mặc dù tê chân tay khi ngủ đôi khi chỉ là tình trạng tạm thời, nếu kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường, bệnh nhân không nên chần chừ mà cần đi khám để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

x

Check Also

Tại sao người mắc tăng huyết áp nên tránh ăn mặn?

Người mắc tăng huyết áp nên giữ chế độ ăn ít muối và tránh tiêu ...

Trình dược viên