Tại sao người mắc tăng huyết áp nên tránh ăn mặn? - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Tin tức Y Dược » Sức Khoẻ Làm Đẹp » Tại sao người mắc tăng huyết áp nên tránh ăn mặn?

Tại sao người mắc tăng huyết áp nên tránh ăn mặn?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Người mắc tăng huyết áp nên giữ chế độ ăn ít muối và tránh tiêu thụ quá nhiều caffein vào buổi sáng. Họ cũng cần chú ý đến các dấu hiệu không bình thường để phát hiện kịp thời các vấn đề như đột quỵ, phình tách động mạch chủ ngực…

<center><em>Người mắc tăng huyết áp nên hạn chế tiêu thụ khoảng 5g muối mỗi ngày</em></center>

Người mắc tăng huyết áp nên hạn chế tiêu thụ khoảng 5g muối mỗi ngày

Lượng muối trong khẩu phần ăn ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?

Dược sĩ, cô Hoàng Duyên giảng viên tại Cao đẳng Dược cho biết: Khi người mắc tăng huyết áp tiêu thụ lượng muối cao, nồng độ natri trong máu tăng, gây tăng áp lực thẩm thấu trong hệ tuần hoàn và cảm giác khát, tăng khối lượng tuần hoàn và áp lực trong mạch máu, dẫn đến tăng huyết áp.

Muối làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào, đặc biệt là tế bào cơ trơn trong thành mạch, dẫn đến sự tích nước trong tế bào và sự co bóp của thành mạch, gây tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.

Việc tăng lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng làm tăng độ nhạy cảm của hệ tim mạch và thận với Adrenalin, gây ra tăng huyết áp.

Vì vậy, người mắc tăng huyết áp nên hạn chế tiêu thụ khoảng 5g muối mỗi ngày. Cách ước lượng lượng muối trong các loại gia vị như sau:

Xì dầu: khoảng 3.5 thìa ăn cơm

Bột canh: khoảng 2.5 thìa ăn cơm

Hạt nêm: khoảng 2 thìa ăn cơm

Nước mắm: khoảng 3.5 thìa ăn cơm

Các thói quen cần tránh của người mắc tăng huyết áp

Ngoài việc giữ chế độ ăn nhạt và duy trì chỉ số BMI trong khoảng hợp lý, người mắc tăng huyết áp cần tuân thủ những điều sau:

Hạn chế thức khuya và đảm bảo đủ giấc ngủ. Ngủ đủ giấc giúp ổn định huyết áp và điều hòa nhịp tim.

Giảm lượng caffein vào buổi sáng.

Cắt bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu bia. Mặc dù một lượng nhỏ rượu (khoảng 15ml ethanol, 360ml bia/ngày) có thể giảm nguy cơ tử vong do các vấn đề tim mạch, nhưng lượng lớn có thể tăng huyết áp.

<center><em>Thực hiện thể dục đều đặn</em></center>

Thực hiện thể dục đều đặn

Thực hiện thể dục đều đặn, mỗi ngày 30-45 phút, ít nhất 4-5 ngày trong tuần. Tránh những hoạt động quá gắng sức.

Hạn chế thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột. Ví dụ, tránh vào phòng lạnh sau khi ra khỏi môi trường nóng, và ngược lại.

Theo dõi huyết áp hàng ngày để kiểm tra liệu áp lực máu có ổn định ở mức mục tiêu hay không, và đo khi có bất kỳ dấu hiệu không bình thường nào xuất hiện.

Dấu hiệu đặc biệt của tăng huyết áp

Tư vấn truyền thông sức khỏe Cao đẳng Y Dược TPHCM: người mắc tăng huyết áp cần chú ý đến các triệu chứng không bình thường sau đây và cần đến ngay cơ sở y tế hoặc liên hệ với bác sĩ điều trị:

Đau thắt ngực: Đau nặng ở phía trái ngực, có thể cảm nhận như bị bóp nghẹt, có thể lan ra cánh tay trái, cổ, hoặc lưng, kéo dài vài phút hoặc lâu hơn, có thể kèm theo khó thở, mồ hôi, hoặc cảm giác hồi hộp trong ngực. Đau càng tăng khi tập thể dục và không giảm khi nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu của việc nhồi máu cơ tim.

Đau sau xương ức: Đau đột ngột, cực kỳ mạnh mẽ có thể là dấu hiệu của phình tách động mạch chủ ngực.

Dấu hiệu của đột quỵ: Bao gồm khó nói, nói lắp, biến dạng miệng, tê hoặc yếu ở một bên cơ thể, có thể kèm theo đau đầu, có nguy cơ cao mắc đột quỵ não.

x

Check Also

Khám phá những ưu điểm đặc biệt của nước gạo

Bí mật của nước gạo châu Á cổ điển là một thành phần phổ biến ...

Trình dược viên