Những loại thuốc cấm kỵ sử dụng trong ngày “đèn đỏ”
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Những loại thuốc cấm kỵ sử dụng trong ngày “đèn đỏ”

Những loại thuốc cấm kỵ sử dụng trong ngày “đèn đỏ”

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Vào ngày “đèn đỏ”, cơ thể của chị em phụ nữ thường trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, cần lưu ý khi sử dụng bất kỳ loại thuốc Tân Dược nào?

Chị em trong ngày “đèn đỏ” không được tùy tiện sử dụng thuốc

Một trong những “đặc trưng” của người phụ nữ là thường xuyên có những ngày “đèn đỏ”. Đây là một tromg những ngày đặc biệt và vô cùng quan trọng của người phụ nữ vì nó có thể gây ra những biến đổi không hề nhỏ trong cơ thể họ.

Vào những ngày này, do sự thay đổi về các nội tiết trong cơ thể có thể khiến cho người phụ nữ nhạy cảm hơn, dễ mắc bệnh và thường xuyên thay đổi tâm trạng. Vì vậy, khi đến ngày “đèn đỏ”, chị em cần hết sức lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình. Một trong những việc chị em cần làm là hết sức lưu ý khi sử dụng bất kì loại thuốc Tân dược nào.

Có một số loại thuốc không được các bác sĩ hay các Trình dược viên chuyên nghiệp khuyến khích sử dụng khi chị em đang trong những ngày “đèn đỏ”, vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng kinh nguyệt nội tiết, và cơ quan sinh sản… Bất kì chị em phụ nữ nào cũng cần nắm được rất rõ điều này để bảo vệ sức khỏe của mình được tốt hơn.

Những loại thuốc tuyệt đối nên tránh trong thời kỳ kinh nguyệt

– Thuốc trị viêm nhiễm phụ khoa: Chị em trong thời kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung bị bong ra ngoài, cổ tử cung cũng bị giãn ra, môi trường âm đạo thì trở nên ẩm ướt tạo điều kiện tốt cho rất nhiều vi khuẩn phát triển. Nếu sử dụng thêm các loại thuốc trị viêm phụ khoa như thuốc chống nhiễm khuẩn, nấm “vùng kín” sẽ dẫn đến khả năng khoang tử cung bị vi khuẩn tấn công và xâm lấn ngược lên trên do cổ tử cung lúc này đã bị giãn ra.

Thời kỳ kinh nguyệt gây ra rất nhiều thay đổi cho chị em phụ nữ

Thời kỳ kinh nguyệt gây ra rất nhiều thay đổi cho chị em phụ nữ

– Thuốc cầm máu: Các loại thuốc cầm máu như vitamin K… có thể làm giảm tính thấm của các mao mạch, gây co thắt các mao mạch để thúc đẩy việc tống máu ra ngoài dẫn đến ứ huyết.

– Thuốc nội tiết: Trong những ngày có “đèn đỏ”, nội tiết trong cơ thể người phụ nữ không được ổn định, nếu dùng thêm các loại thuốc nội tiết sẽ có nguy cơ dẫn đến các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

– Thuốc chống thèm ăn, thuốc giảm béo: Các loại thuốc Tân Dược này chứa thành phần ức chế sự thèm ăn, nếu chị em phụ nữ dùng trong chu kì kinh nguyệt có thể dẫn tới việc rối loạn kinh nguyệt, tiểu khó, hay đánh trống ngực, lo âu và nguy hiểm hơn là có thể dẫn tới vô kinh.

– Thuốc chống đông máu: Nếu dùng thuốc này có thể gây ra hiện tượng rong kinh, thậm chí chảy máu nặng hơn trong kỳ kinh nguyệt.

Nếu trong kì kinh nguyệt, chị em phụ nữ gặp những rắc rối thì nên đi khám ở các cơ sở phụ khoa uy tín để được bác sĩ kê đơn thuốc chứ không nên tự ý điều trị bằng các loại thuốc nói trên.

Trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Định nghĩa và triệu chứng của Virus Herpes Simplex

Virus Herpes gây ra các triệu chứng như nổi mụn rộp, mụn nước tại các ...

Trình dược viên