Rất nguy hiểm khi thai phụ bị hen phế quản thường cố chịu đựng không dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Hãy nghe Trình dược viên tư vấn dùng thuốc trị hen phế quản ở thai phụ.
- Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?
- Nâng cơ mặt bằng chỉ để giúp chị em níu giữ tuổi xuân
- Bấm mí mắt ở đâu đẹp nhất và an toàn hơn cả?
Trình dược viên tư vấn dùng thuốc hen phế quản ở thai phụ
Ảnh hưởng của hen phế quản trên thai kỳ và thai nhi
Hen phế quản là một trạng thái lâm sàng của sự phản ứng cao độ phế quản. Tình trạng hen phế quản xảy ra do viêm kéo dài và phù nề lòng phế quản, co thắt phế quản và tăng tiết các chất nhầy lấp đầy phế quản dẫn đến hiện tượng khó thở. Bệnh hen phế quản làm cho phế quản, đường dẫn khí của người bệnh trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau.
Khi thai phụ bị hen phế quản thường có cảm giác như nặng ngực, khó thở nhanh hoặc chậm, khò khè, hổn hển, tim đập nhanh, bệnh nhân nặng hơn có cơn co rút cơ hô hấp, buổi tối bị ho nhiều.
Đa số phụ nữ khi mang thai thường ngại dùng thuốc trị bệnh vì sợ ảnh hưởng đến thai phụ mà không biết rằng như vậy rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Thai phụ hoàn toàn có thể dùng thuốc, việc điều trị và kiểm soát tốt bệnh trong khi mang thai sẽ tốt cho người mẹ và an toàn cho thai.
Nếu thai phụ không dùng thuốc khi điều trị hen phế quản sẽ rất nguy hiểm
Tùy thuộc vào thể trạng của từng thai phụ mà mức độ ảnh hưởng của hen phế quản trong thai kỳ khác nhau. Khó khăn nhất khi điều trị hen phế quản ở thai phụ là khó dự đoán được tiến triển của tình trạng hen phế quản ở phụ nữ mang thai lần đầu. Các lần mang thai tiếp theo, độ trầm trọng của triệu chứng hen phế quản thường tương tự trong lần mang thai đầu.
Sự cải thiện bệnh hen phế quản sẽ diễn tiến từ từ trong suốt thai kỳ. Đối với những thai phụ bị hen phế quản nhẹ thì ít có diễn biến thất thường, tuy nhiên nếu tình trạng bệnh nặng thì sẽ diễn biến xấu trong thời kỳ mang thai.
Bệnh hen phế quản ảnh hưởng đến thai nhi
Do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone cortison, estradiol và progesterol, giới tính của thai và sự thay đổi về miễn dịch mà việc mang thai ảnh hưởng mạnh đến tình trạng bệnh hen phế quản.
Theo thống kê, có 1/3 số thai phụ cải thiện được bệnh hen phế quản, 1/3 bệnh nhân thì diễn biến nặng dần lên và 1/3 bệnh nhân không thay đổi nếu không dùng thuốc.
Đa số các bệnh nhân hen phế quản có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường. Tuy nhiên, với trường hợp hen suyễn nặng, bệnh không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho thai nhi do tình trạng thiếu ôxy máu kéo dài.
Thai phụ bị hen phế quản sẽ không cung cấp đủ ôxy cho thai nhi, nếu không kiểm soát hen tốt nguy cơ gây một số biến chứng trong thai kỳ như: nguy cơ đẻ non, thai nhẹ cân, có thể mắc một số bệnh lý như nhịp tim nhanh, co giật, hạ đường huyết…
Trình dược viên tư vấn thuốc trị hen phế quản
Điều trị hen phế quản cho thai phụ chủ yếu để dự phòng cơn hen tái phát, ngăn cản các triệu chứng hô hấp khác, hạn chế những cơn hen cấp gây thiếu ôxy cho mẹ, giúp cung cấp ôxy đầy đủ cho em bé, đảm bảo được chất lượng sống tốt.
Đối với phụ nữ có bệnh hen phế quản hoặc có tiền sử bị bệnh, khi muốn mang thai cần tìm hiểu kỹ các kiến thức Y Dược, tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ để đảm bảo mẹ và con khỏe mạnh. Thai phụ cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Phụ nữ mắc hen phế quản có thai cần phải tiếp tục điều trị hen phế quản theo đúng chỉ định của bác sĩ. Nếu thai phụ ngưng đột ngột điều trị hen phế quản sẽ không cấp đủ ôxy, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
Thai phụ cần kết hợp dùng thuốc, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
Thuốc dùng trong điều trị hen phế quản ở những người mang thai cơ bản giống với những bệnh nhân khác. Việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát bệnh hen phế quản.
Nếu thai phụ làm tốt điều trị dự phòng và kiên trì dùng thuốc, không hoang mang lo sợ bỏ giữa chừng thì việc sinh con vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Các thuốc dùng trong điều trị hen phế quản đều có thể được sử dụng một cách an toàn trong thai kỳ như: thuốc thuộc nhóm cường beta 2 adrenergic, theophyllin, thuốc kháng histamine và corticosteroid dạng hít.
- Nhóm cường beta 2 adrenergic: đây là thuốc dùng để cắt cơn khó thở, có tác dụng nhanh và ngắn.
- Thuốc albuterol hít có tác dụng ngắn, giúp giãn phế quản, dùng để điều trị và ngăn ngừa co thắt phế quản. Thai phụ bị hen phế quản luôn phải mang thuốc này bên mình để dùng bất cứ khi nào cần thiết.
- Thuốc Theophyllin được kiểm chứng sử dụng an toàn trong thai kỳ nếu dùng ở liều thấp nhất. Đối với loại thuốc này cần đặc biệt chú ý liều lượng vì liều gây độc và liều điều trị của theophyllin rất gần nhau.
- Thuốc kháng histamin có thể được sử dụng để điều trị dị ứng thường kèm theo hen phế quản gồm: diphenhydramine, chlorpheniramine, lorataine, fexofenadine đã được nghiên cứu chứng minh không làm gia tăng hoặc chỉ gia tăng rất ít nguy cơ khuyết tật thai nhi khi sử dụng.
- Đối với thai phụ hen phế quản dai dẳng trong suốt thai kỳ, liệu pháp điều trị có kiểm soát đầu tiên được ưa chuộng là sử dụng corticosteroid dạng xông hít an toàn cho cả mẹ và con.
Ngoài việc tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ, thai phụ cần phải chú ý tránh tiếp xúc với các yếu tố kích phát cơn hen, đặc biệt là khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp, các loại mùi hương mạnh như thuốc xịt côn trùng, nước hoa; các loại lông động vật, tránh ăn các thức ăn lạ có nguy cơ gây dị ứng… Khi ra ngoài thai phụ nên đeo khẩu trang y tế để tránh các tác nhân bất ngờ gây các cơn hen phế quản.
Vũ Giang – Trinhduocvien.edu.vn