Dị ứng hải sản có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Do đó, biết được kiến thức dùng thuốc Tân dược khi bị dị ứng hải sản là điều cần thiết và quan trọng.
- Trình Dược viên hướng dẫn cách sử dụng thuốc trị bệnh đau nửa đầu
- Những loại thuốc cấm kỵ sử dụng trong ngày “đèn đỏ”
Thao tác cần thiết khi bị dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, khi bị dị ứng hải sản cần làm gì, xử trí như nào thì lại rất ít người biết đến.
Hướng dẫn cách dùng thuốc khi bị dị ứng hải sản
Theo như các Dược sĩ cho biết, một trong những yếu tố tiên quyết trong việc cấp cứu người bị dị ứng hải sản chính là phải loại bỏ được các chất dị ứng trong có trong thức ăn và không cho chúng tiếp nạp thêm vào cơ thể người bệnh.
Đối với trường hợp vị dị ứng nhẹ với các biểu hiện như: Ngứa ngáy, nổi mề đay, hắt hơi, chảy nước mũi…thì có thể sử dụng một số loại thuốc Tây kháng histamin như: Cetirizin, phenergan, loratadin chlopheniramin…để làm giảm các triệu chứng trước khi đưa đến bệnh viện.
Với các trường hợp bị dị ứng nặng thì có thể phối hợp các thuốc kháng histamin để giúp loại bỏ nhanh các triệu chứng. Cụ thể:
Thuốc Epinephrin
Đây là loại thuốc có tác dụng chống suy tim, nâng huyết áp, trụy mạch cấp cho người bị dị ứng.
Lời khuyên của các Trình Dược viên là muốn thuốc phát huy tác dụng thì phải dùng sớm và tiêm nhanh trong vòng 1 phút sau khi thấy phản ứng xảy ra. Nếu dùng muộn hơn thì sẽ làm tăng khả năng phản ứng phản vệ và tăng tỷ lệ tử vong ở người bị dị ứng.
Thuốc chống co thắt phế quản
Đây là loại thuốc được sử dụng cho người bị dị ứng hải sản có triệu chứng phù thanh quản, đặc biệt có tác dụng với người có tiền sử bệnh hen. Nên dùng thuốc kích thích thụ thể beta -2 dạng hít (salbutamol, salmeterol) kết hợp với corticoid hít (beclomethazon, fluticazon) hoặc sử dụng loại ống hít.
Trong trường hợp người bị dị ứng kèm theo các biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy thì hãy cho sử dụng dung dịch oresol ngay lập tức để bù nước và điện giải.
Tuy nhiên, cũng không nên cho người bệnh dùng thuốc cầm tiêu chảy như: Berberin, loperamid, smectite intergrade…vội mà hãy để cho cơ thể giải trừ hết độc tố rồi mới uống.
Khi người thân trong gia đình hoặc bạn bè bị dị ứng hải sản thì hãy lập tức khiến cho họ bị nôn và nhanh chóng đưa đến bệnh viện ngay. Tuyệt để an toàn thì không nên tự ý dùng thuốc vì điều này có thể làm tăng thêm nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là với lứa tuổi là người già và trẻ em. Hãy ghi nhớ những kiến thức y dược này để có thể bảo vệ sức khỏe tốt nhất nhé.
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Pasteur