Tại sao Cao ích mẫu được ví là thần dược cho phụ nữ?
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Tại sao Cao ích mẫu được ví là thần dược cho phụ nữ?

Tại sao Cao ích mẫu được ví là thần dược cho phụ nữ?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Cao ích mẫu là một loại cây mà hầu hết phụ nữ đều biết đến với tác dụng như một loại thần dược chữa bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu về cây ích mẫu

Tìm hiểu về cây ích mẫu

Tìm hiểu về cây ích mẫu

Ích mẫu còn có tên gọi khác là ích minh, cây sung úy… là một loài cây thân thảo có hoa, là dạng cây một năm hay hai năm, mọc ra từ một rễ cái với một chùm rễ con. Thân mọc thẳng tới chiều cao khoảng 30 tới 120 cm. Hoa không cuống và mọc thành các vòng hoa. Đài hoa dạng ống-hình chuông dài 6–8 mm với các răng hình tam giác rộng. Tràng hoa màu trắng hay hơi đỏ tới đỏ tía. Quả kiên nhỏ hơi nâu, thuôn dài, dạng ba cạnh, kích thước 2,5 mm. Toàn bộ cây cỏ ích mẫu thu hái vào dịp trổ hoa có thể dùng làm thuốc hoạt huyết và chống ứ trệ, lợi tiểu và chữa phù.

Theo các giảng viên giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược TP.HCM thì bộ phận được dùng làm thuốc là toàn cây ích mẫu, thường gọi là ích mẫu thảo; quả thường gọi là sung uý tử. Cỏ ích mẫu Cỏ ích mẫu có vị cay, đắng, tính hơi hàn, được dùng để chữa các bệnh về phụ sản như rối loạn kinh nguyệt, ít kinh, vô kinh, đau bụng sau đẻ. Ngoài ra còn dùng để chữa sưng và đau do chấn thương ngoài.

Tác dụng dược lý của cây Cao ích mẫu

Các chuyên gia tại Cao đẳng Dược Cần Thơ cho rằng cây ích mẫu chứa leonurin, atachydrin, leonuridin. Ích mẫu Việt Nam chứa 3 alcaloid (trong đó có alcaloid có N bậc 4), 3 flavonosid (trong đó có rutin), 1 glucosid có khung steroid. Hạt chứa leonurin. Y học nhận thấy các hoạt chất của ích mẫu có tác dụng trên tử cung, huyết áp, tim mạch, hệ thần kinh, kháng sinh đối với một số vi trùng; ngoài ra có tác dụng đối với viêm thận và phù thũng cấp.

Tác dụng dược lý của cây Cao ích mẫu

Tác dụng dược lý của cây Cao ích mẫu

Theo các Trình Dược viên, ích mẫu có vị cay đắng, tính mát, đi vào kinh can và tâm bào nên có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, sinh tân (thải huyết ứ, sinh huyết mới), tiêu thủy nên còn là thuốc có tác dụng trị nhiều bệnh cho chị em như điều kinh tiêu thủy, chữa kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt), đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, làm an thai, giảm đau, làm dễ đẻ, thống kinh, bế kinh, phù nề cổ trướng… Hạt dùng vào thuốc phụ khoa, làm cho dạ con mau co lại, co tử cung, làm thuốc lợi tiểu. Hạt ích mẫu có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng bổ can thận, ích tinh sáng mắt, bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh.

Công dụng chữa bệnh của Cao ích mẫu

Cao ích mẫu được sử dụng như một loại thuốc đông dược, hiện đang nhận được nhiều quan tâm của các nhà khoa học việt nam và thế giới từ rất lâu, các nhà khoa học đã tìm thấy trong ích mẫu có chứa các hoạt chất: Ancaloit, flavonozit, saponin (Một hoạt chất thường thấy trong nhân sâm), tanin và một lượng nhỏ tinh dầu… Theo các giảng viên của trường Cao đẳng Y dược Pasteur chuyên ngành Dược thì các hoạt chất của ích mẫu có tác dụng trên tử cung, huyết áp, tim mạch, hệ thần kinh, kháng sinh đối với một số vi trùng; ngoài ra có tác dụng đối với viêm thận và phù thũng cấp… Ích mẫu thường được dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, trước khi thấy kinh đau bụng hoặc kinh ra quá nhiều, làm an thai, giảm đau, làm dễ đẻ.. Người bị iêm thận, phù thüng, giảm niệu, đái ra máu. Hạt dùng vào thuốc phụ khoa, làm cho dạ con mau co lại, co tử cung, làm thuốc lợi tiểu và sáng mắt. + Hạt Ích mẫu (Sung uý tử): Chữa phù thüng, thiên đầu thống, thông tiểu.

Những lưu ý khi sử dụng Cao ích mẫu để chữa bệnh

Các giảng viên giảng dạy Liên thông Cao đẳng Dược TP.HCM khuyến cáo những trường hợp không dùng ích mẫu: người huyết hư không ứ, đồng tử giãn. Phụ nữ đang mang thai uống quá liều có thể gây sảy thay, tai biến chảy máu nhiều.

Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Gia vị quen thuộc trong bữa ăn Quả bứa người lành cho sức khỏe

Quả bứa, gia vị phổ biến ở miền Tây Nam Bộ nhưng ít được biết ...

Trình dược viên