Viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các chứng “tỵ cừu”, “tỵ trất”… trong y học cổ truyền. Tùy theo từng thể bệnh mà y học cổ truyền có những phương pháp điều trị phù hợp.
- Mách bạn bài thuốc dân gian trị sỏi tiết niệu hiệu quả
- Bài thuốc điều trị chứng chóng mặt nhanh chóng và hiệu quả
- Bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ hiệu quả không cần thuốc
Kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng trong y học cổ truyền
Viêm mũi dị ứng là tình trạng mẫn cảm đặc biệt của cơ thể, phản ứng bất thường và quá mức sau khi tiếp xúc với một dị nguyên nhất định, khiến người bệnh hắt hơi, sổ mũi, thậm chí là tắc mũi. Trong Y học cổ truyền, các thầy thuốc sẽ căn cứ vào các triệu chứng cụ thể, từ đó phân thành nhiều thể bệnh khác nhau và tiến hành trị liệu theo nguyên tắc “biện chứng luận trị”. Bên cạnh đó không thể bỏ qua những bài thuốc dân gian, phương pháp trị liệu hiệu quả được lưu truyền trong các sách cổ có thể kể đến như:
Phương pháp dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng trong YHCT
Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc theo hướng dẫn của các Y sĩ y học cổ truyền Hà Nội như sau:
Bài 1: Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái rửa thật sạch, sau đó nghiền nát rồi ngâm với 10ml cồn 70o, tiếp đến lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.
Bài 2: Hoa cứt lợn tím tươi 1 cái, lá bạc hà tươi 2 cái, lá khế tươi 2 cái. Tất cả đem rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.
Bài 3: Kim ngân hoa 20g, bèo cái tía 30g, ké đầu ngựa 10g, sắc với 300 ml nước lấy 150 ml chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 4: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, đem hòa hai thứ với nhau, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.
Bài 5: Lá cóc mẳn (nga bất thực thảo) với lượng vừa đủ, đem rửa thật sạch, giã nát rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.
Bài 6: Tổ ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 – 3 lần.
Bài 7: Lá cóc mẳn 65g, tân di 15g, tất cả đem sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ vào lỗ mũi, mỗi ngày ba lần.
Bài 6: Đây là bài thuốc được nhiều học viên Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội cho rằng phức tạp trong tuyển tập các bài thuốc trị dị ứng. Bài thuốc gồm: Tân di 60g, hành 90g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g. Tất cả đem rửa khỏe, thái nhỏ, phơi khô, sau đó đem tán bột, tiếp đên trộn thêm với một chút bột băng phiến, bột thạch cao và bột lô cam thạch. Dùng mỗi ngày vào buổi buổi trưa và tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên trước khi dùng cần rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý, sau đó dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi.
Bên cạnh đó còn có các bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khác mà bạn có thể nhận được từ những tư vấn của thầy thuốc YHCT. Tùy theo từng thể bệnh mà họ sẽ giúp bạn có được bài thuốc phù hợp.
Phương pháp không dùng thuốc trị viêm mũi dị ứng trong YHCT
Cách 1: Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt Dũng tuyền vào mỗi buổi tối. Để xác định huyệt Dũng tuyền: bạn lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa đầu ngón chân thứ 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
Cách 2: Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi ấn đẩy lên xuống hai huyệt Nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra đường miệng. Trong trường hợp hai lỗ mũi vẫn tắc thì bạn dùng ngón tay cái và ngón trỏ cùng bên cầm đầu chót mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh cho đến khi thật thông thì thôi. Sau đó, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5 – 7 lần. Mỗi ngày làm 3 – 7 lần.
Theo trang tin Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp giữa các bài thuốc cũng nhiều phương pháp với nhau. Tuy nhiên điều này cần có sự chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc; người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép nhằm tránh những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra.