Dược sĩ chia sẻ những thông cần biết về thuốc ngủ Lexomil
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Dược sĩ chia sẻ những thông cần biết về thuốc ngủ Lexomil

Dược sĩ chia sẻ những thông cần biết về thuốc ngủ Lexomil

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...

Thuốc ngủ Lexomil là một loại thuốc thuộc nhóm thần kinh, an thần, được chỉ định trong các trường hợp khó ngủ mất ngủ, ngủ không sâu giấc,… Để tìm hiểu thêm những thông tin về loại thuốc này, mọi người cùng theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Người bệnh cần tuân thủ đúng liều dùng theo đơn kê của bác sĩ

Tìm hiều những thông tin tổng quan về thuốc ngủ Lexomil

Thuốc Lexomil thuộc nhóm thuốc thần kinh, an thần, chống lo âu loại nặng, có tác dụng điều trị chứng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc… Thuốc được bác sĩ kê theo đơn nhằm xoa dịu thần kinh, giãn cơ, phù hợp với nhóm đối tượng mất ngủ mãn tính, mất ngủ trong thời gian dài.

Các thông tin cơ bản về thuốc ngủ Lexomil:

  • Thuốc ngủ Lexomil được bào chế dưới dạng viên nén 6mg và có khía 4 cạnh để dễ dàng chia liều.
  • Thành phần của thuốc ngủ Lexomil là: 6mg Bromazepa, hoạt chất này thuộc nhóm hướng thần, tác động vào hệ thần kinh trung ương, tăng khả năng ức chế của thụ thể GABA. Từ đó, giúp người bệnh cảm thấy giảm các căng thẳng thần kinh, giãn cơ và hỗ trợ chứng trầm cảm, stress…

Dược sĩ hướng dẫn liều dùng của thuốc ngủ Lexomil

Dược sĩ  Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ bởi vì thuốc Lexomil là loại thuốc ngủ liều nặng nên để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc Lexomil 6mg khi có đơn kê của bác sĩ, và tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn sử dụng được khuyến cáo nhé.

  • Đối với bệnh nhân ngoại trú: Sử dụng mỗi ngày tối đa 3 lần/ngày. Mỗi lần tối đa ¼ – ½ viên thuốc Lexomil 6mg (tương đương với 1.5 – 3mg).
  • Đối với bệnh nhân nội trú: Các trường hợp mắc chứng khó ngủ trầm trọng trong thời gian dài hoặc rối loạn tâm thần dùng tối đa 3 lần/ngày. Mỗi lần khoảng 1 -2 viên thuốc Lexomil ngủ 6mg (tương đương với 6 – 12mg)
  • Đối với các trường hợp đặc biệt: Bệnh nhân cao tuổi, người suy nhược sức khỏe và trẻ nhỏ cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. Thông thường, các đối tượng này sẽ được cân chỉnh giảm liều dùng.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc ngủ liều cao Lexomil

Những đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc ngủ Lexomil

Thuốc ngủ Lexomil được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng cho các nhóm đối tượng sau:

  • Không nên sử dụng cho phụ nữ đang trong thời kì mang thai và cho con bú.
  • Những người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với hoạt chất Bromazepam không nên sử dụng.
  • Hoặc những người đang tiếp nhận điều trị y tế (sử dụng các loại thuốc đặc trị khác)

Những tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc ngủ Lexomil

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe khi dùng thuốc ngủ Lexomil:

  • Khiến người bệnh tăng cảm giác chán ăn, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa.
  • Người bệnh gặp phải các tình trạng như chóng mặt, choáng váng, hoa mắt.
  • Trên một số vùng da của người bệnh xuất hiện các nốt phát ban sau đó lan rộng ra toàn thân.
  • Hô hấp của người bệnh trở lên khó khăn, dễ hụt hơi, tức ngực.
  • Người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ngủ gật vào ban ngày, không thể tập trung.
  • Làm yếu cơ, phản ứng chậm, thậm chí mất phản xạ và rơi vào tình trạng hôn mê.
  • Hoặc có thể gây nên tình trạng lệ thuộc thuốc để đi vào giấc ngủ, gây rối loạn tinh thần, dễ kích động và không kiểm soát tốt hành vi.

Các tác dụng phụ của thuốc Lexomil ở thể nhẹ có thể tự biến mất sau khi điều chỉnh giảm liều hoặc ngừng sử dụng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp sử dụng quá liều hoặc quá mẫn cảm với thành phần thuốc gây suy hô hấp, mất phản xạ nghiêm trong hơn là hôn mê… và các bác sĩ cần phải tiến hành rửa dạ dày. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý theo dõi thể trạng bản thân trong quá trình dùng thuốc Lexomil nhé.

x

Check Also

Người mắc viêm gan B có được uống thuốc tẩy giun không?

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, có thể gây ra ...

Trình dược viên