Mắm là loại cây sống ở nước mặn hay lợ phân bố nhiều ở nước ta, tuy nhiên ít ai ngờ rằng Mắm còn là một cây thuốc được các y sĩ y học cổ truyền vận dụng vào bài thuốc chữa bệnh. Sau đây các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM xin chia sẻ sơ lược về công dụng cũng như thông tin về loại thảo dược đặc biệt này.
- Tìm hiểu những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ cây Nhót tây
- Bật mí những công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Tô mộc
- Bật mí những công dụng chữa bệnh từ cây Trám trắng
Mắm thường mọc ở dọc bờ sông phân bố nhiều ở nước ta
Sơ lược thông tin cần biết về cây Mắm
Mắm có tên khoa học là Avicennia marna Vierrh vả; thuộc họ Cỏ roi ngựa Verbenaceae. Cây khi còn non mọc thành bụi, nhưng lớn thành đại mộc cao đến 25 m, thân hình trụ đường kinh có thể đến 1 m. Cành non có lông tơ trơn; vỏ mỏng màu xám đen. Rễ phổi (phế căn) hình cây đủa chẻ làm hai mọc vươn khỏi mặt đất từ những rễ bò mọc cạn. Lá đơn, mọc đối: đầu lá tròn khi cây còn non, đổi thành hình trứng ngược khi cây lớn dần. Phiến lá dài 4cm -12cm, rộng 2.5cm -4cm; bìa lá thường cuốn xuống. Mặt trên của lá màu xanh lục, trơn ; mặt dưới có lông mịn màu vàng hung, có những đốm nhựa. Gân lá nổi rõ. Cuống lá dài 0.5cm -1cm. Hoa nhỏ màu vàng-chanh, vàng-cam có mùi thơm, họp thành phát hoa kép từ 2-12 hoa, dày ở ngọn, thường có 3 nhánh hoa. Hoa được xem là lớn nhất trong các cây mắm , khi nở hết đường kính có thể đến 6mm -10mm Quả thuộc loại manh nang, hình trứng, tròn ở gốc, đầu có mũi nhọn dài 2-3 cm, có khi đến 4cm. Vỏ quả màu xanh hay nâu có lông vàng mịn. Trong quả có một hạt dẹp, nẩy mầm trong nước..
Thành phần hóa học có trong cây Mắm
Theo tìm hiểu của các dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết Ngoài luteolin 7-O-methylether, chrysoeriol 7-O-glucoside và isorhamnetin 3-O-rutinoside trông cây Mắm còn có thêm những hợp chất phức tạp kết nối loại galctoside.
Ứng dụng cây Mắm vào bài thuốc chữa bệnh
Cây mắm với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
- Trị bệnh hủi Vỏ cây mắm dưới dạng cao mềm hay cao lỏng, cao mềm uống từ 6g -8 g dưới dạng thuốc viên, có thể dùng vỏ mắm ngâm rươu uống.
- Trị vết loét Đắp dung dịch có pha 50 % cao lỏng mắm và 50 % nước.
Ngoài ra, theo dân gian cây mắm thường được sử dụng để đuổi muỗi, vỏ cây mắm có tác dụng chữa hủi dưới dạng cao mềm hay cao lỏng, cao mềm uống từ 6g -8 g dưới dạng thuốc viên, có thể dùng vỏ mắm ngâm rươu uống.