Dưới đây chuyên mục Bài thuốc chia sẻ đến các bạn đọc 16 món ăn từ cây ngô đồng vừa là bài thuốc rất tốt cho sức khỏe.
- Chia sẻ 4 bài thuốc dân gian trị viêm xoang từ củ tỏi
- Những bài thuốc đông y từ cây cần tây chữa bệnh hữu hiệu
- Bài thuốc dân gian chữa viêm họng do thay đổi thời tiết hiệu quả
Các bộ phận của ngô đều được dùng làm thuốc
– Trong Đông y, các bộ phận của ngô đều được dùng làm thuốc có lợi cho tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, chống oxy hóa, chống lão hóa, với công dụng chính lợi thủy, tiêu thũng, trừ thấp.
– Theo y học hiện đại, ngô chứa nhiều kali, có tác dụng tăng bài tiết mật, hỗ trợ giảm bilirubin trong máu.
1- Cháo ngô: Gạo tẻ, ngô non bào và nấu thành cháo, dùng cho người bệnh tiểu đường
2 – Cháo ngô non + cà rốt: Ngô non 100 gam, cà rốt 3 củ. Nấu ngô sôi trước 30 phút rồi sau đó cho cà rốt vào. Món ăn dùng cho trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém, đầy bụng hoặc tiêu chảy, ăn 2 lần/ngày.
3 – Cháo ngô đậu + ván trắng: Ngô 50gam, đậu ván trắng 25gam, đại táo (bỏ hạt) 50gam (bỏ hột). Món ăn có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, ăn 1 bữa/ngày.
4 – Cháo bột ngô: Ăn nóng 2 bữa/ngày, có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ máu, hạ huyết áp.
5 – Ngô luộc cả bắp: Ngô non luộc ăn phần hạt, uống nước ngô luộc. Dùng cho người bệnh về gan thận có phù, sỏi, da vàng.
6 – Xôi ngô: Điều dưỡng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ: xôi ngô là một món cho buổi sáng rất ngon miệng và bổ dưỡng. Món ăn này thích hợp với những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng thịt.
7 – Dầu ngô: Ép ngô thành dầu ăn như dầu vừng, dầu lạc. Người ta dùng dầu ngô để chữa tình trạng viêm nha chu. Dầu ngô có chứa nhiều vitamin E có công dụng trong chống lão hóa và oxy hóa.
8 – Mầm ngô: Mầm ủ mọc, dùng dạng tươi hoặc dạng khô, tán thành bột làm thức uống cho người mắc tiểu đường, đầy bụng, khó tiêu.
Nước trà râu ngô (râu bắp) thanh mát giải nhiệt bổ dưỡng
9 – Nước ngô rang: Sách cổ gọi “túc mễ trà”, có tác dụng trong tăng cường sức khỏe, kiện thân, lợi thận.
10 – Nước uống thân cây ngô: Chặt thành đoạn ngắn, đập dập đem nấu nước uống, tốt cho da và tóc.
11 – Ruột bấc thân ngô: Nấu nước này uống có tác dụng giúp lợi tiểu, chống phù, vàng da, trị các chứng chảy máu.
12 – Râu ngô: Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ: Nấu nước uống hàng ngày, uống liên tục 2-3 tháng, trị huyết áp cao, viêm thận cấp, tiểu buốt, tiểu ít, đục.
13 – Thang râu ngô chi tử: Râu ngô 30gam, vỏ chuối tiêu 30gam, chi tử (dành dành) 9gam; sắc nước uống. Dùng cho người cao huyết áp kèm theo tình trạng chảy máu, thổ huyết.
14 – Trà râu ngô + cúc hoa: Râu ngô 18gam, Thảo quyết minh tử 9gam, Cúc hoa vàng 6gam; Hảm cùng với nước sôi trong bình kín, uống nước này thay trà. Dùng cho người nhức đầu, chóng mặt, huyết áp cao.
15 – Cháo râu ngô nấu với tim lợn: Râu ngô tươi 60g cho vào túi vải buộc miệng lại hầm với tim lợn, gạo tẻ. Dùng cho người bệnh tim, hồi hộp, mất ngủ.
16 – Canh râu ngô nấu với thịt trai: Râu ngô tươi 50gam, thịt trai 120gam; nấu thành canh; cách một ngày dùng 1 lần/ngày, ăn thịt trai và uống nước canh. Món ăn dùng cho người mắc bệnh đái tháo đường, viêm thận, viêm gan và viêm túi mật.
Nguồn trinhduocvien