Thuốc Acetyl-DL-Leucinec: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi dùng - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Thuốc thần kinh » Thuốc Acetyl-DL-Leucinec: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi dùng

Thuốc Acetyl-DL-Leucinec: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi dùng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Acetyl-DL-Leucin là một trong những loại thuốc được dùng điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình. Dưới đây là thông tin đầy đủ về thuốc và những lưu ý khi sủ dụng để đảm bảo dùng thuốc hợp lý, an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.

<center><em>Thuốc Acetyl-DL-Leucinec: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi dùng</em></center>

Thuốc Acetyl-DL-Leucinec: Công dụng, liều dùng và những lưu ý khi dùng

Acetyl-DL-Leucin (hay Acetylleucine) là thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng của rối loạn tiền đình như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn.

Acetyl-DL-Leucin được sản xuất với nhiều dạng thuốc trên thị trường hiện nay như: Viên nén 500 mg; Dung dịch tiêm 500mg/5ml; 1000mg/10ml.

Rối loạn tiền đình là gì? Triệu chứng thường gặp như thế nào?

Rối loạn tiền đình có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở người trưởng thành, càng nhiều tuổi thì tỉ lệ gặp phải hội chứng rối loạn tiền đình ngày càng cao hơn.

Bác sĩ, giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Rối loạn tiền đình không phải là một bệnh mà là một hội chứng, báo hiệu nguy cơ của một bệnh lý nào đó. Rối loạn tiền đình là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8. Nếu bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch và cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình, một số chưa rõ, tùy theo triệu chứng. Bệnh gồm 2 dạng với các biểu hiện đặc trưng khác nhau:

Tiền đình ngoại biên: Chiếm tới 90-95% bệnh nhân. Vị trí tổn thương: ống bán khuyên, dây TK số VIII. Triệu chứng chóng mặt quay hoặc ảo giác chuyển động cấp tính nặng nề. Xuất hiện từng cơn thoái lui nhanh, chóng mặt tăng khi thay đổi tư thế: Xoay người trên giường, ngước nhìn cao, xoay đầu. Thường kèm theo ù tai và giảm thính lực, rung giật nhãn cầu theo 1 hướng.

Tiền đình trung ương: Vị trí tổn thương: Thân não, tiểu não. Triệu chứng chóng mặt nhẹ hơn, ít cấp tính nhưng liên tục có lúc nặng lên. Thoái lui chậm, kéo dài. Ù tai và giảm thính lực hiếm có, rung giật nhãn cầu theo nhiều hướng .

Bệnh nhân thường hay gặp các triệu chứng: Mất thăng bằng, đi không vững, cảm giác chóng mặt, mọi vật xung quanh đang quay hay di động; đầu lâng lâng, muốn ngã, xỉu, yếu, mệt, kém tập trung; mắt mờ khi quay cổ hay cử động đầu, buồn nôn, ói mửa…

Acetyl-DL-Leucine được sử dụng để điều trị triệu chứng chóng mặt do rối loạn tiền đình khởi phát và kinh niên, chóng mặt do thiểu năng tuần hoàn não, Ngoài ra thuốc đã được chứng minh có khả năng điều trị chứng mất cân bằng tiền đình và các rối loạn tiểu não khác như mất điều hòa, rung giật nhãn cầu.

Việc sử dụng Acetyl-DL-Leucine ở dạng viên nén được ưu tiên cho các trường hợp chóng mặt nhẹ, trong khi dạng dung dịch tiêm được khuyến khích cho các cơn chóng mặt nặng hơn có thể kèm theo nôn mửa.

Liều lượng – cách dùng Acetyl-DL-Leucine?

Viên nén 500mg: Người lớn uống vào các bữa ăn 3 – 4 viên/ngày chia 2 – 3 lần sáng và tối. Thời gian điều trị thay đổi tùy theo diễn biến lâm sàng, từ 10 ngày tới 5 – 6 tuần. Vào giai đoạn đầu của điều trị hoặc khi không cải thiện, có thể tăng liều một cách an toàn tới 6 – 8 viên/ngày chia 2 – 3 lần.

<center><em>Thận trọng trong sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú</em></center>

Thận trọng trong sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Dược sĩ Cao đẳng Dược lưu ý khi sử dụng thuốc Acetyl-DL-Leucin?

– Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

– Không dùng thuốc cho người bệnh quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

– Do trong thành phần thuốc có chứa lúa mì nên không sử dụng thuốc cho người bệnh bị dị ứng với lúa mì. Tuy nhiên có thể sử dụng ở người bệnh Coeliac do thành phần Gluten trong lúa mì có hàm lượng rất nhỏ không đáng kể. (Coeliac là một bệnh có các triệu chứng như trướng bụng, tiêu chảy mãn tính, chán ăn, hấp thu kém do hệ thống miễn dịch bị rối loạn gây ảnh hưởng đến ruột non).

– Thuốc được chuyển hóa ở gan và đào thải qua thận nên được chống chỉ định đối với người bị suy thận hoặc suy gan.

– Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.

– Ngoài ra, Acetyl-DL-Leucin có thể tương tác với một số thuốc khác ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và sức khoẻ của người bệnh. Nên người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị những thuốc đang sử dụng để chuyển sang dùng loại thuốc khác.

Bảo quản: Cần bảo quản thuốc trong điều kiện nhiệt độ dưới 30 độ C, nơi khô ráo, thoáng mát. Không nên để thuốc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh bảo quản nơi có độ ẩm cao và tránh xa tầm tay trẻ nhỏ trong gia đình. Đối với dạng tiêm truyền thì cần sử dụng ngay sau khi mở ống.

Trong mọi trường hợp, khi xảy ra chóng mặt cấp tính là triệu chứng hay gặp của hội chứng tiền đình thì người bệnh cần phải điều trị triệu chứng. Việc sử dụng thuốc phải được tư vấn của các bác sĩ hoặc dược sĩ.

trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Có nên dùng thuốc an thần chữa mất ngủ?

Rất nhiều người khi bị mất ngủ đã tìm đến thuốc an thần như một giải pháp, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo sử dụng thuốc an thần trị mất ngủ rất nguy hiểm.

Trình dược viên