Trong chúng ta chắc hẳn không mấy ai không biết đến củ Tỏi với công dụng như một loại gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, ít ai có thể biết rằng Tỏi còn được xem là một thuốc Đông y được sử dụng để chữa khá nhiều bệnh thường gặp vô cùng hiệu quả.
- Bật mí tác dụng tuyệt vời từ cây hoa cúc vạn thọ
- Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây Ớt
- Bỏ túi những bài thuốc chữa bệnh hữu ích từ Khổ qua
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc của người Việt Nam
Thông tin cần biết về Củ Tỏi
Tỏi là một loại củ thuộc họ Hành có tên khoa học là Allium sativum L. Cây thảo sống nhiều năm có thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15cm-50 cm, rộng 1 cm -2,5 cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung trong một cái bảo (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của Tỏi. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55 cm hay hơn. Bão hòa màu trắng hay hồng bảo bởi một cái mỏ dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa tháng 5-7, quả tháng 9-10.
Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thắm hiện đang là giảng viên chuyên khoa Liên thông Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết trong tỏi có một số thành phần hóa học chính là tinh dầu, với các sulfur và polysulfur de vinyle; các vitamin A, B1 , B2 và C, các chất kháng khuẩn, trong đó có allycin, allycetoin I và II, men allynin và acid nicotinic.
Tỏi và một số tác dụng dược lý
- Tinh dầu tỏi, nước tỏi, dịch ngâm tỏi đều có tác dụng kháng khuẩn mạnh phổ rộng, kháng khuẩn và ức chế khuẩn.
- Chống amip và trùng roi (trichomonas).
- Hạ lipid huyết, ức chế các mảng xơ cứng động mạch hình thành, tăng hoạt tính dung giải của fibrin, ức chế sự làm tăng ngưng tập tiểu cầu của ADP và Adrenalin, có tác dụng hạ áp.
- Kháng khuẩn mạnh hơn tỏi vỏ trắng. Tỏi chế làm thuốc đều có tác dụng đối với các loại khuẩn kháng với penicillin, chloromycetin, streptomycin, aureomycin.
- Ức chế nấm ở vùng sâu và nông của cơ thể, nồng độ của dầu tỏi có tác dụng đối với nấm là 1 mcg/1 ml.
- Chống ung thư, có khả năng làm giảm tỷ lệ phát sinh ung thư bao tử.
- Tăng chuyển dạng lymphô bào, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Chống viêm, hưng phấn tử cung, hạ đường huyết và cải thiện tình trạng nhiễm độc chì mạn tính.
Dùng Tỏi để chữa bệnh liệu bạn đã biết?
Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với Củ Tỏi
- Trị Cảm cúm: Ăn Tỏi và chế nước Tỏi nhỏ mũi. Mỗi lần dùng 1g-2g Tỏi tươi.
- Trị đầy bụng, đại tiểu tiện không thông: Giã Tỏi rịt vào rốn (cách ly bằng lá lốt hay lá trầu hơ héo), đồng thời lấy Tỏi giã giập bọc bông lại nhét vào hậu môn (Nam dược thần hiệu).
- Chữa viêm cầu thận cấp: Dùng Tỏi vỏ tím 250 g bỏ vỏ, Dưa hấu chín 1 quả (khoảng 3kg – 4kg) móc 1 lỗ miệng hình tam giác, cho hết tỏi vào đậy nắp lại, cắt bỏ vỏ cứng bên ngoài cho vào nồi nấu chín, ăn hết cả quả dưa và tỏi chia nhiều lần trong ngày, vỏ cứng sắc nước uống thay nước chè.
- Chữa lipid huyết cao: Dùng nang Tinh dầu tỏi, ngày 3 lần, mỗi lần 2 – 3 nang, lượng mỗi ngày 0,12 g (tương đương thuốc sống 50g), một liệu trình 30 ngày.
- Trị Ung nhọt, áp xe viêm tấy: Giã giập Tỏi, đắp từ 15 đến 20 phút (không để lâu dễ bị bỏng da). Có thể trộn với ít dầu Vừng mà đắp.
- Trị sói đầu: Dùng nước tỏi vỏ đỏ tươi 3 phần, glycerin 2 phần (tỷ lệ theo trọng lượng 3:1), trộn đều xát vào chỗ bệnh, ngày 2 – 3 lần.
- Chữa giun kim, giun móc: Thường xuyên ăn Tỏi sống hoặc dùng nước Tỏi 5%-10% 100ml, thụt vào hậu môn.
- Trị lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày dùng 4g-6 g Tỏi sắc uống hoặc giã 10 g Tỏi, ngâm vào 100 ml nước nguội; trong 2 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước thụt vào hậu môn, giữ lại độ 15 phút. Thụt mỗi ngày 1 lần. Ðồng thời ăn mỗi ngày 6 g Tỏi sống chia làm 3 lần. Ðiều trị từ 5 đến 7 ngày thì có kết quả.
Bên cạnh những bài thuốc chữa bệnh trên thì các giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng khuyến cáo các bạn đọc rằng những ai Âm hư, mồm lở không dùng, phụ nữ có thai không dùng thụt đại tràng. Thuốc đắp có thể phản ứng đỏ nóng tại chỗ, không nên đắp lâu.
Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn