Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc Ameflu ban đêm
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc Ameflu ban đêm

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc Ameflu ban đêm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (4 votes, average: 3,00 out of 5)
Loading...

Thuốc Ameflu ban đêm có tác dụng làm giảm tạm thời sung huyết mũi, chảy mũi, hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt…vậy liều dùng và cách dùng Ameflu như thế nào?

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc thuốc Ameflu ban đêm

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc thuốc Ameflu ban đêm

Thành phần thuốc Ameflu ban đêm

Trong một viên thuốc Ameflu ban đêm gồm các thành phần chính sau: Acetaminophen (500mg), Pseudoephedrine HCl (30 mg), Dextromethorphan HBr (15 mg), Chlorpheniramine maleate ( 2 mg).

Tác dụng

Thuốc Ameflu ban đêm có tác dụng ngăn chặn tạm thời các triệu chứng như: sung huyết mũi, chảy mũi (sổ mũi), hắt hơi, ngứa và chảy nước mắt, ho, đau họng, nhức đầu, đau mình, và sốt do cảm lạnh, sốt rơm (sốt mùa hè) hay các chứng dị ứng của đường hô hấp trên.

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc thuốc Ameflu ban đêm

Theo kinh nghiệm của Dược sĩ Phan Lệ Hằng – hiện là giảng viên Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội tư vấn liều lượng dùng thuốc Ameflu ban đêm:

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: uống 1 viên, cách mỗi 4-6 giờ, không dùng quá 8 viên trong 24 giờ.
  • Trẻ em (từ  6 đến 11 tuổi): uống nửa viên cách mỗi 4-6 giờ, không dùng quá 4 viên trong 24 giờ.

(Lưu ý: trường hợp trẻ dưới 6 tuổi không được phép sử dụng thuốc Ameflu ban đêm)

Các trường hợp không được dùng  thuốc Ameflu ban đêm

  • Dị ứng với các thành phần có trong viên thuốc.
  • Mắc các chứng bệnh về gan, thận như: suy gan và/hoặc suy thận nặng.
  • Thiếu hụt G6DP.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người có tiền sử về bệnh hen.
  • Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
  • Glocom góc hẹp.
  • Tắc cổ bàng quang.
  • Loét dạ dày chít, tắc môn vị – tá tràng.

Tác dụng phụ của thuốc Ameflu ban đêm

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc thuốc Ameflu ban đêm

Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc thuốc Ameflu ban đêm

Theo C. Phạm Hồng Anh – từng tốt nghiệp Cao đẳng Dược Hà Nội hiện đang là Y tá trưởng Bệnh Viện Việt Đức cho biết có một số ít trường hợp dị ứng với thuốc, thường xuất hiện các vết đỏ da, sưng phù, phát ban. Tác dụng phụ khác có thể là bồn chồn, nhức đầu, chóng mặt, mệt, khô miệng, buồn nôn, bí tiểu, nhìn đôi. Thuốc có thể gây hưng phấn, đặc biệt ở trẻ em.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Ameflu ban đêm

  • Không dùng để điều trị đau hơn 7 ngày hoặc sốt hơn 3 ngày trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc có thể gây buồn ngủ và tránh dùng các thức uống có chứa cồn khi đang dùng thuốc Ameflu này.
  • Không dùng thuốc này nếu như bạn đang dùng các thuốc giảm đau và an thần mà không tham khảo ý kiến bác sĩ trước.
  • Không dùng thuốc để điều trị các chứng ho kéo dài hay ho mạn tính như ho do hút thuốc lá, do hen phế quản, giãn phế quản…
  • Nếu xuất hiện cảm giác bồn chồn, chóng mặt hay mất ngủ, phải ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xem thêm: Zidocin ; Smecta

Nguồn: trinhduocvien.edu.vn

 

x

Check Also

Người mắc viêm gan B có được uống thuốc tẩy giun không?

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến, có thể gây ra ...

Trình dược viên