Sử dụng thuốc kháng sinh giúp điều trị bệnh một cách hiệu quả, tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc kháng sinh quá mức sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận
- Amoxicillin – Dược sĩ Pasteur tư vấn liều lượng và cách dùng
- Dược sĩ tư vấn liều lượng sử dụng Berocca đúng cách
- Tư vấn sử dụng thuốc Pharmaton hiệu quả và an toàn
Lạm dụng thuốc kháng sinh làm tăng nguy cơ gấy sỏi thận
Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 10/5 trên tạp chí của Hiệp hội Khoa Thận Mỹ cho thấy việc dùng bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào trong số năm loại thuốc (liệt kê ở dưới) đều có nguy cơ cao phát triển sỏi thận – khoáng chất và muối trong thận.
Sỏi thận đã phát triển phổ biến hơn nhiều trong vài thập kỷ qua mà không có một lời giải thích rõ ràng là tại sao. Tuy nhiên, tình trạng này liên quan đến những thay đổi của vi khuẩn trong đường ruột và đường tiết niệu, theo các nhà điều tra hàng đầu nghiên cứu về mối quan hệ giữa thuốc kháng sinh và sỏi thận.
Trong một cuộc kiểm tra hồ sơ y tế điện tử của hơn 13 triệu người tìm kiếm chăm sóc tại Anh từ năm 1994 đến năm 2015. Các nhà nghiên cứu đã thống kê được có tới gần 26.000 bệnh nhân được chẩn đoán sỏi thận.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố giảm nhẹ như sử dụng thuốc khác và được chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu đường hoặc bệnh gout, họ phát hiện ra rằng 5 loại thuốc kháng sinh: sulfas, cephalosporin, fluoroquinolones, nitrofurantoin/methenamine và penicillin phổ rộng đều có nguy cơ cao bị sỏi thận.
Sử dụng thuốc kháng sinh cần nghe theo sự hướng dẫn của các bác sĩ
Theo các chuyên gia Cao đẳng Dược cho biết: Sulfas, thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và bỏng, có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ lớn nhất: tăng gấp 2,3 lần nguy cơ mắc sỏi thận so với những người không dùng thuốc. Những người trẻ tuổi cũng có vẻ dễ bị phát triển sỏi thận sau khi uống các loại thuốc này.
Nếu uống các kháng sinh quang phổ rộng (broad-spectrum penicillins), nguy cơ mắc sỏi thận tăng 27%. Những người dùng thuốc sulfa (thuốc kháng sinh chứa các chất chống vi sinh vật chứa nhóm sulfonamide) có nguy cơ mắc sỏi thận cao gấp đôi so với những không uống thuốc.
Các nhà khoa học cho biết, kháng sinh làm thay đổi thành phần của hệ vi sinh vật ở người, hoặc cộng đồng vi sinh vật trong cơ thể. Mặc dù không kết luận rằng, cứ dùng kháng sinh thì sẽ mắc sỏi thận, nhưng bác sĩ Tasian giải thích rằng kháng sinh có thể liên quan tới vi khuẩn đường tiết niệu và ruột từ đó có thể làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi thận. Ông cho biết: “Chúng tôi đang nghiên cứu một mối quan hệ rủi ro – lợi ích và muốn đảm bảo rằng thuốc kháng sinh cần được sử dụng khi cần thiết, tránh gia tăng các tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.”
Nguồn: trinhduocvien.edu.vn