Những sai lầm phổ biến trong việc sử dụng thuốc sắt ở bà bầu
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Tân Dược » Những sai lầm phổ biến trong việc sử dụng thuốc sắt ở bà bầu

Những sai lầm phổ biến trong việc sử dụng thuốc sắt ở bà bầu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Thuốc sắt là một loại thuốc quan trọng để bảo lượng sắt cần thiết trong suốt thai kỳ của mẹ, nhưng nếu dùng không đúng cách có thể phản tác dụng.

Như chúng ta đã biết thuốc sắt là một loại thuốc bổ sung lượng sắt, bổ sung nguồn khoáng chất và vitamin quan trọng trong quá trình mang thai của bà bầu. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết cần bao nhiêu là đủ và nên dùng thế nào cho đúng để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Một số loại thuốc sắt có tác dụng tốt cho bà bầu

Theo dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn có rất nhiều loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, một số loại thuốc sắt dành cho bà bầu được nhiều người tin dùng có thể kể đến như: dung dịch Fogyma, viên sắt Obimin, Sap Multi, viên sắt Tardyferon B9, Bomaferon, Saferon,…

Thuốc sắt có 2 loại là sắt nước và viên sắt:

– Sắt nước: khó uống, dễ gây buồn nôn, nhưng lại hấp thụ tốt, ít gây nóng, ít gây táo bón.

– Viên sắt: dễ uống, không gây buồn nôn, hấp thụ kém hơn sắt nước và dễ gây táo bón, nóng trong hơn sắt nước.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc sắt

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM khuyến cáo các bà bầu khi sử dụng thuốc sắt cần phải lưu ý những điều sau:

– Về thời điểm uống: Mặc dù thời điểm hấp thụ sắt tốt nhất là khi dạ dày trống không, các mẹ cũng không nên uống viên thuốc sắt khi đói. Tốt nhất là nên uống sau bữa ăn khoảng 1-2 tiếng.

– Khi uống viên thuốc sắt: cần hạn chế ăn uống các món như trứng, sữa đậu nành, cà phê, trà xanh … vì trong thành phần của chúng có chứa hợp chất hạn chế cơ thể hấp thụ sắt. Các món chứa nhiều vitamin C sẽ hỗ trợ hấp thụ sắt tốt hơn cho cơ thể.

– Sử dụng theo đúng liều lượng: theo sự bác sĩ cho phép, không lạm dụng thuốc bổ sung sắt quá liều. (Có nhiều mẹ do quá lo lắng rằng cơ thể mình bị thiếu sắt, dẫn đến lạm dụng. Điều này rất nguy hiểm, bởi dùng sắt quá liều sẽ dẫn đến ngộ độc sắt, kéo theo nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy (có thể ra máu), sốt, chóng mặt buồn nôn, đau bụng,…)

Sai lầm trong việc dùng thuốc sắt các bà bầu thường hay mắc phải

Chọn loại thuốc sắt nào cũng được: Nhiều bà bầu vẫn thật sự chưa biết nên sử dụng loại thuốc sắt nào cho phù hợp và tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi. Các trình dược viên bán thuốc tại các quầy thuốc cho biết các bà bầu đến quầy thuốc mua thuốc sắt, khi được hỏi chị muốn lấy loại nào thì câu trả lời thường nhận được là “thuốc loại nào cũng được”.  Điều này cho thấy, các bà bầu còn chưa quan tâm lắm đến vấn đề chọn thuốc, có thói quen chọn thuốc sắt qua loa, không tìm hiểu trước hoặc thậm chí mua hàng trôi nổi ngoài thị trường. Rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu sử dụng phải những loại thuốc giả, thuốc nhái kém chất lượng. Các mẹ cần phải tìm hiểu thật kĩ trước khi mua thuốc để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng mình.

Không biết thuốc dạng nước hay thuốc dạng viên hấp thụ tốt hơn: Đây hoàn toàn là quan niệm sai lầm mà mẹ bầu hay mắc phải. Hiệu quả của thuốc sắt dạng nước hay thuốc sắt dạng viên phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của thai phụ. Thay vì phân vân lựa chọn thuốc sắt dạng nào, thì nên tập trung đến các thành phần của thuốc. Đôi khi, đang mải mê tìm hiểu loại thuốc dạng nào hấp thụ tốt hơn lại vô tình bỏ qua không tìm hiểu trong thuốc có chứa những chất gì mà cơ thể mình có thể bị dị ứng hay không!.

Uống thuốc sắt cùng lúc với Canxi: Sắt và canxi là bộ đôi dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ trong thời gian mang bầu. Thuốc sắt có tác dụng bổ máu, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trong khi đấy canxi là thành phần cấu trúc chính nên hệ thống xương và răng của thai nhi. Vậy nhưng nếu mẹ uống cả thuốc sắt và canxi cùng lúc sẽ làm giảm tác dụng của hai dưỡng chất quan trọng này. Các mẹ có thể uống bổ sung Canxi vào buổi sáng, sử dụng thuốc sắt vào buổi trưa hoặc chiều. Nhưng tuyệt đối không được uống canxi hoặc sắt trước khi đi ngủ.

x

Check Also

Có nên dùng thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu trong 3 tháng đầu?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, nhiều bà bầu có thể gặp phải tình ...

Trình dược viên