Vào mùa hè nóng nực, có một cốc nước sâm mát lành là một điều tuyệt vời. Nhưng có ai tìm hiểu nguyên liệu chính làm ra nó lại chính là rễ cỏ tranh.
- Các bài thuốc hay được làm từ củ cải trắng
- Khám phá công dụng làm trắng da tuyệt vời từ bài thuốc đông y bí truyền
- Những bài thuốc Đông Y giúp chị em làm trắng da tốt nhất
Rễ cỏ tranh – bài thuốc quý giải độc gan, bổ thận
Rễ cỏ tranh – một loại cây dại vẫn được xem là “kẻ thù” của nhà nông. Nhưng nó lại là cây thuốc quý có từ 2.000 năm trước mà ít ai biết đến và công dụng của nó có dừng lại ở cốc nước sâm? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Rễ cỏ tranh: Vị thuốc quý từ 2.000 năm trước
Những cốc nước sâm lạnh trên vỉa hè đã trở thành hình ảnh quen thuộc trên đường phố Sài Gòn. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho những người bán nước mà nó còn mang lại cho những người mưu sinh bằng nghề đào rễ cỏ tranh.
Một người dân sống tại Phường 15, Quận 8, Tp.HCM sống bằng nghề đào rễ cỏ tranh hàng chục năm nay cho biết: “Rễ cỏ tranh có nhiều đốt như đốt mía và có vị ngọt. Nước nấu từ rễ cỏ tranh giúp thông tiểu, giải nhiệt, giải khát, giải độc. Còn khi nấu cùng với mía lau, rau bắp thì sẽ thành nước sâm, vẫn bán ở hè phố”.
Đến bây giờ người ta mới biết đến công dụng của rễ cỏ tranh nhưng thưc ra nó đã được dùng làm bài thuốc từ 2.000 năm trước và là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh. Cỏ tranh có ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở mỗi nước, nó lại được dùng làm vị thuốc để chủ trị các loại bệnh khác nhau. Ở Cambodia, rễ cỏ tranh được kết hợp với vài loại thảo mộc khác để trị bệnh trĩ. Ở Trung Quốc, rễ cỏ tranh lại được dùng để hạ sốt, trị nôn mửa, phù thủng. Còn đối với người châu Phi lại dùng rễ cỏ tranh để trị bệnh lậu và các rắc rối ở đường tiết niệu.
Khi dùng làm thuốc uống, bạn phải cắt bỏ phần rễ nằm trên mặt đất, chỉ được lấy phần rễ nằm dưới mặt đất, bỏ sạch bẹ, lá, rễ con. Trong Đông y gọi rễ cỏ tranh là mao căn. Từ rễ cỏ tranh nguyên bản, tùy theo cách bào chế và mục đích chữa bệnh, vị thuốc này có những tên gọi khác nhau. Rễ cỏ tranh tươi, rửa sạch, thái nhỏ thì được gọi là sinh mao căn. Rễ cỏ tranh tẩm nước cho mềm rồi cắt thành đoạn, phơi khô, sàng bỏ chất vụ thì được gọi là bạch mao căn. Lấy bạch mao căn cho vào nồi sao cho thuốc chuyển sang màu đen, bỏ ra phơi khô thì được mao căn thán.
Những tác dụng của rễ cỏ tranh
Mát gan, lợi thận
Theo Đông y, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế vị nhiệt; chủ trị các chứng như chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu.
Còn theo Y học hiện đại thì rễ cỏ tranh có tác dụng làm đông máu nhanh, bột mao căn làm rút ngắn thời gian hồi phục calci của huyết tương được thí nghiệm trên thỏ. Ngoài ra, nó còn có tác dụng lợi tiểu mà theo Y học hiện đại cho rằng tác tác dụng này có liên quan đến hệ thần kinh hoặc do thuốc có chứa muối kali. Nhưng có lẽ, tác dụng được nhiều người nhắc đến nhất ở loại thảo dược này chính là hỗ trợ điều trị bệnh thận.
Theo các nghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc cho thấy, rễ cỏ tranh có tác dụng tương đối tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm thận cấp, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Đối với viêm thận mạn tính, rễ cỏ tranh với tác dụng lợi niệu, tiêu thũng và hạ huyết áp nhất định.
Bạch mao căn- mát gan, lợi thận
Hỗ trợ điều trị viêm thận cấp: sắc 200g bạch mao căn với 500ml nước, đun nhỏ lửa, đến khi còn lại 100-150ml thì dùng được, chia thành 2-3 lần uống, dùng hết trong ngày. Uống liên tục trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả khá rõ rệt. Hoặc bạn cũng có thể dùng sinh mao căn kết hợp với mã đề, kim ngân hoa, cam thảo nam, kim anh tử, đậu đen, hoàng đằng, kinh giới, cỏ mần trầu để cho hiệu quả tốt hơn. Các loại trên mỗi vị 10g, đổ vào 3 bát nước, sắc còn khoảng 1 bát, uống sau bữa ăn, dùng hết trong ngày. Uống liên tục trong 15 ngày để có kết quả tốt.
Những người gan yếu do hút thuốc, uống rượu bia nhiều hoặc những rắc rối về chức năng gan cũng có thể dùng các bài thuốc từ rễ cỏ tranh để thanh lọc, giải độc, làm mát gan. Bạn có thể dùng rễ cỏ tranh để nấu nước uống theo cách sau: Lấy 200g sinh mao căn sắc với 700ml nước, đun to lửa, khi nước sôi thì giảm nhỏ lửa đun tiếp 7-10 phút, lọc lấy nước, uống thay chè, dùng trong ngày. Uống liên tiếp 10-15 ngày. Bạn có thể nghỉ một thời gian rồi uống lặp lại 10-15 ngày nữa.
Chảy máu cam
Những người hay chảy máu cam có thể dùng bạch mao căn sắc lên uống nước hằng ngày.
Cách dùng: Dùng 36g bạch mao căn, 18g chi tử sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml, uống nóng sau ăn hoặc trước khi ngủ. Nếu dùng sinh mao căn thì cần dùng 80g, sắc nước uống hàng ngày, uống khi nguội sau bữa ăn, kéo dài 7-10 ngày.
Hen suyễn
Đối với những người mắc bệnh hen suyễn có thể dùng mao căn sắc lên uống.
Cách dùng: Sắc 20g sinh mao căn, uống sau khi ăn tối khi thuốc còn ấm, dùng trong 8 ngày.
Nước rế cỏ tranh bài thuốc chữa hen suyễn
Lợi tiểu
Bạch mao căn ngoài chữa chảy máu cam còn còn tác dụng lợi tiểu.
Cách dùng: Bạch mao căn 30g, râu ngô 40g, xa tiền tử 25g, hoa cúc 5g, tất cả trộn đều. Mỗi lần lấy 50g hãm với 0,75ml nước sôi, uống trong ngày; dùng trong 10 ngày. Bạn cũng có thể dùng 50g sinh mao căn, 15g lá sen cạn, 10g râu ngô, 10g rau má, 8g rau diếp cá, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Dùng 3-5 ngày.
Tiểu ra máu (do nhiễm trùng đường tiết niệu)
Đối với người đi tiểu ra máu thì dùng mao căn thán, gừng (đã sao cháy) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng trong 7-10 ngày để cho tác dụng rõ rệt
Ngoài ra, mao căn cũng có thể nấu với thịt lợn nạc để làm thành món ăn bài thuốc. Dùng 150g sinh mao căn, 50g bạch anh tươi, 150g thịt lợn nạc thái lát mỏng. Cho vào nồi đun nhừ, nêm gia vị vừa đủ, ăn 1 lần/ngày, liêu tục trong 10-15 ngày.
Lưu ý: Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng rễ cỏ tranh
Nguồn: trinhduocvien.edu.vn