Trình Dược Viên tư vấn liều dùng thuốc Gatifloxacin chuẩn
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình Dược Viên tư vấn liều dùng thuốc Gatifloxacin chuẩn

Trình Dược Viên tư vấn liều dùng thuốc Gatifloxacin chuẩn

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thuốc Gatifloxacin được dùng trong điều trị nhiễm trùng phổi, xoang, da và đường tiểu do vi khuẩn hay một số bệnh lây qua đường tình dục. Vậy sử dụng thuốc Gatifloxacin với liều lượng như thế nào?

Trình Dược Viên tư vấn liều dùng thuốc Gatifloxacin chuẩn

Trình Dược Viên tư vấn liều dùng thuốc Gatifloxacin chuẩn

Các dạng bào chế và liều lượng dùng của thuốc Gatifloxacin

Theo lời các Trình Dược viên cho biết, thuốc Gatifloxacin có những dạng và hàm lượng như sau:

  • Dung dịch, thuốc nhỏ mắt: 0.5% (2.5 mL), 0.3% (1 mL, 2.5 mL, 5 mL).
  • Viên nén, thuốc nhỏ mắt: 400 mg.

Liều dùng thuốc gatifloxacin cho người lớn

  • Điều trị nhiễm hàng loạt hoặc phòng ngừa bệnh than đường hô hấp: 400 mg đường uống mỗi ngày trong 60 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm phế quản

  • Viêm phế quản cấp tính trầm trọng: 400 mg đường uống hoặc tiêm trong 5 ngày tùy theo tính chất và mức độ nhiễm trùng.

Liều dùng thông thường cho người lớn phòng ngừa bệnh than

  • Điều trị nhiễm hàng loạt hoặc phòng ngừa bệnh than đường hô hấp: 400 mg đường uống mỗi ngày trong 60 ngày.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm bàng quang: 400 mg đường uống hoặc tiêm 1 lần/ngày, hoặc 200 mg 1 lần/ngày trong 3 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm phổi

  • Do môi trường:400 mg đường uống hoặc tiêm 1 lần/ngày trong 7 – 14 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm lậu cầu – Không biến chứng

  • Lậu niệu đạo ở nam giới và lậu tuyến cổ tử cung hoặc trực tràng ở phụ nữ: 400 mg đường uống hoặc tiêm điều trị đơn liều.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng thận

  • Viêm bể thận hoặc nhiễm trùng đường tiểu phức tạp: 400 mg đường uống hoặc tiêm 1 lần/ngày trong 7 – 10 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nhiễm trùng.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm xoang: 400 mg đường uống hoặc tiêm 1 lần/ngày trong 10 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu

  • Viêm bể thận hoặc nhiễm trùng đường tiểu phức tạp: 400 mg đường uống hoặc tiêm 1 lần/ngày trong 7 – 10 ngày, tùy theo tính chất và mức độ nhiễm trùng.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhiễm trùng da hoặc mô mềm

  • Nhiễm trùng không biến chứng: 400 mg đường uống hoặc tiêm 1 lần/ngày trong 7 – 10 ngày
  • Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh lao – thể hoạt động: 400 mg đường uống hoặc tiêm 1 lần/ngày.

Liều dùng gatifloxacin cho trẻ em

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh viêm tai giữa

  • 6 tháng hoặc lớn hơn: 10 mg/kg đường uống 1 lần/ngày (tối đa 600 mg).

Lưu ý khi dùng thuốc gatifloxacin

Lưu ý khi dùng thuốc gatifloxacin

Những vấn đề cần phải lưu ý gì trước khi sử dụng thuốc gatifloxacin

Theo lời các giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, trước khi dùng thuốc gatifloxacin, bạn nên với bác sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với gatifloxacin (Tequin, Zymar), kháng sinh quinolon khác.
  • Bạn đang dùng thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin, thực phẩm bổ sung, và thảo dược. Đặc biệt là: thuốc chống đông như cyclosporine (Neoral, SANDIMUNE), warfarin (Coumadin) và theophylline (TheoDur).
  • Bạn đang hoặc từng mắc bất kỳ bệnh nào đó.
  • Bạn đang hoặc dự định mang thai, hoặc đang cho con bú.
  • Bạn không nên đeo kính áp tròng trong khi đang có các triệu chứng của viêm kết mạc.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi bạn đưa tay lên mắt nhằm tránh vi khuẩn lây truyền gây bệnh.

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu xuất hiện bất cứ những biểu hiện bất thường nào cũng cần phải tạm ngưng và thăm hỏi ý kiến của các bác sĩ điều trị.

Trên đây là một số kiến thức Y dược về cách sử dụng thuốc Gatifloxacin sau cho an toàn và hiểu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không khuyến khích bất kỳ trường hợp nào tự ý dùng thuốc mà chưa được cho phép bởi các bác sĩ chuyên môn.

Nguồn: trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên