Vai trò tối quan trọng của cột sống đối với con người - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Vai trò tối quan trọng của cột sống đối với con người

Vai trò tối quan trọng của cột sống đối với con người

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Cũng giống như một căn nhà phải có cột trụ vững chắc thì không lo đổ cột sống cũng vậy nó có vai trò nâng đỡ giúp cơ thể hoạt động linh hoạt uyển chuyển.

Cột sống cơ thể người

Cột sống cơ thể người

Cột sống vừa là trụ cột duy nhất của cơ thể vừa là cơ quan chứa đựng thần kinh, cột sống nối liền và điều khiển các khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, thần kinh…và tạo nên khả năng vận động và chuyển động tuyệt vời của con người.

Cấu trúc sinh học của cột sống con người 

Theo kiến thức y dược các chuyên gia cho rằng cột sống của con người  gồm chuỗi 33 – 34 đốt sống được xếp chồng lên nhau được liên kết với nhau bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ.Ở giữa các đốt sống có liên kết với nhau bằng các nhân nhầy hay còn gọi là đĩa đệm có vai trò như giảm sóc nâng đỡ cột sống.

Cột sống bao gồm 5 đoạn: 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7; 12 đốt sống ngực từ D1 đến D12; 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5; 5 đốt xương cùng từ S1 đến S5; Các đốt xương cụt (xương cụt)

Mỗi đốt sống gồm một thân đốt sống ở phía trước và cung sau ở phía sau.

Cung sau có hai chân cung nối với thân sống và hai bản sống hợp với nhau ở phía sau giữa tạo

thành mấu gai, ở mỗi bên của cung sau có mấu gai và mấu khớp. Các mấu khớp của hai đốt sống kế cận hợp với nhau tạo thành khớp liên mỏm bên (facet joint). Các chân cung, thân đốt sống và mấu khớp tạo thành lỗ liên hợp, nơi các dây thần kinh từ ống sống đi ra ngoài.

Giữa các thân đốt sống là đĩa đệm, đĩa đệm bao gồm một vòng xơ và nhân nhày, đĩa đệm dính chắc vào thân đốt sống và được giữ chắc hơn bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ bắp giữ vững vàng các đốt sống và đĩa đệm với nhau và giữ cho cột sống ở tư thế thẳng đứng

– Hệ thống dây chằng là các bản sợi dẹt nối liền các đốt sống, bao gồm các dây chằng dọc trước, dọc sau, dây chằng bên, dây chằng liên gai, dây chằng vàng…

– Hệ thống cơ bắp từ vùng cổ gáy, dọc xuống lưng, đến vùng xương chậu.

Cột sống thắt lưng và các đĩa đệm, phía sau bởi dây chằng vàng và các cung đốt sống, bên cạnh là các cuống sống, vòng cung và lỗ liên hợp Trong ống sống có bao màng cứng, tủy sống, rễ thần kinh và tổ chức quanh màng cứng (là tổ chức lỏng lẻo gồm mô liên kết, tổ chức mỡ và đám rối tĩnh mạch, có tác dụng đệm đỡ tránh cho tủy sống và các rễ thần kinh khỏi bị chèn ép bởi thành xương sống, kể cả khi vận động cột sống thắt lưng tới biên độ tối đa).

Cột sống - Cột trụ của cơ thể

Cột sống – Cột trụ của cơ thể

Cột sống giữ vai trò gì của cơ thể

Theo trình dược viên từng tốt nghiệp Trường Cao Đẳng y Dược Pasteur chia sẻ :

Cột sống hoạt động như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người có thể đứng thẳng. Cột sống còn là một chuỗi khớp xương xếp lại thành chồng nối liền đầu, mình, chân, tay, giúp cho đầu, thân và các chi vận động đa dạng, linh hoạt và thoải mái, nhờ vậy con người có thể vận động, lao động, sinh hoạt và tham gia mọi hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí.

Cột sống còn là một đường ống chắc chắn gọi là ống tủy để bảo vệ tủy sống, phần tiếp theo của não bộ và nơi xuất phát của các rễ thần kinh chi phối mọi hoạt động của cơ thể.Cột sống cùng với các xương sườn, xương chậu tạo thành các khung xương để các cơ bám vào và để bảo vệ các tạng trong lồng ngực và trong ổ bụng.

Cột sống có hình thù giống dạng chữ S,với đầu và cổ hơi cong một chút còn phần giữa gù ra, đường cong này giúp cơ thể vận động thoải mái không bị cứng khớp.

Vận động của cột sống rất đa dạng và linh hoạt nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các đốt sống, sự căng giãn của các dây chằng, sự co giãn của các cơ và đặc biệt sự thay đổi hình dạng của các đĩa đệm.

Nguồn : https://trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên