Dưới đây là thông tin Vitamin B6 về công dụng, liều dùng, cách dùng và những lưu ý sử dụng Vitamin B6 đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
- Vitamin E và công dụng “thần thánh” ít ai biết đến
- Các loại vitamin tan trong dầu uống khi nào thì hiệu quả?
- Vitamin tan trong nước gồm có những loại nào và đặc điểm ra sao?
Thông tin Vitamin B6
Thông tin Vitamin B6
Vitamin B6 còn được gọi là pyridoxine. ,
Nhóm thuốc: Khoáng chất và Vitamin
Tên khác : Pyridoxin
Dạng thuốc : Viên nang cứng;Viên nang mềm, Viên nén bao đường, viên nén tác dụng kéo dài, thuốc tiêm;Viên nén bao phimthuốc tiêm
Thành phần hoạt chất: Pyridoxine hydrochloride
Pyridoxine (Vitamin B6 )có chứa nhiều trong các loại thực phẩm sau đây:
- Các loại thịt, cá.
- Trái cây (đặc biệt là chuối).
- Các loại hạt.
- Gan động vật.
Tác dụng : Vitamin B6 thường hiện diện dưới 3 dạng:
- pyridoxal,
- pyridoxin,
- pyridoxamin,
Hoạt chất này hoạt động như coenzym trong chuyển hoá protein, glucid và lipid. Phụ nữ uống thuốc tránh thai ,người bệnh điều trị bằng isoniazid hoặc có nhu cầu vitamin B6 hàng ngày nhiều hơn bình thường. Nhiều thuốc tác dụng như các chất đối kháng pyridoxin: như isoniazid, cycloserin, penicilamin, hydralazin và các chất có nhóm carbonyl khác có thể kết hợp với vitamin B6 và ức chế chức năng coenzym của vitamin B6.
Chỉ định :
– Phòng và điều trị thiếu hụt Vitamin B6 .Tốt nhất vẫn là cải thiện chế độ ăn.
– Thiếu hụt pyridoxxin do nhu cầu của cơ thể có thể dẫn đến thiếu máu , viêm day thần kinh ngoại vi, viêm da tăng tiết chất nhờn, khô nứt môi.
Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược cho biết: Nhu cầu cơ thể tăng việc bổ sung vitamin B6, có thể cần thiết trong các trường hợp sau đây:
– nghiện rượu,
– bỏng,
– suy tim sung huyết,
– sốt kéo dài,
– Trường hợp cắt bỏ dạ dày, lọc máu, cường tuyến giáp,
– Các trường hợp nhiễm khuẩn, bệnh đường ruột (như ỉa chảy, viêm ruột),
– Hấp thu kém liên quan đến bệnh lý gan – mật.
– Phụ nữ mang thai có nhu cầu tăng về mọi mặt vitamin. Nên bổ sung bằng chế độ ăn.
Một số trường hợp dùng thêm hỗn hợp các vitamin và muối khoáng như người mang thai kém ăn hoặc có nguy cơ thiếu hụt cao (nghiện hút thuốc lá, rượu, ma tuý).
Bổ sung vitamin B6 từ thực phẩm
Liều lượng – cách dùng:
Thường dùng theo nhu cầu cơ thể bình thường Uống liều 2 mg/ ngày bổ sung dinh dưỡng cho người có hấp thu tiêu hoá bình thường.
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, nên bổ sung từ 5 – 10 mg mỗi ngày.
Để điều trị thiếu hụt pyridoxin ở người lớn, liều uống thường dùng là 5 – 10 mg pyridoxin hydroclorid. nên dùng hàng ngày trong nhiều tuần, chế phẩm polyvitamin có chứa 2-5 mg vitamin B6.
Để điều trị thiếu hụt do thuốc gây nên, liều vitamin B6 uống thường dùng là 100 – 200 mg/ngày, trong 3 tuần, sau đó dùng liều dự phòng 25 – 100 mg/ngày.
Với phụ nữ uống thuốc tránh thai, liều vitamin B6 thường dùng là 25 – 30 mg/ngày.
Để điều trị co giật ở trẻ nhỏ lệ thuộc pyridoxin, nên dùng liều 10 – 100 mg tiêm tĩnh mạch. Co giật thường ngừng sau khi tiêm 2 – 3 phút. Trẻ nhỏ co giật có đáp ứng với pyridoxin thườngphải uống pyridoxin suốt đời với liều 2 – 100 mg/ngày.
Để điều trị chứng thiếu máu nguyên bào sắt di truyền, liều uống pyridoxin thường dùng là 200 – 600 mg/ngày. Nếu sau 1 – 2 tháng điều trị, bệnh không chuyển phải xem xét cách điều trị khác.
Thiếu máu hoặc viêm dây thần kinh do thiếu hụt pyridoxin do dùng isoniazid , nên uống vitamin B6 hàng ngày với liều 10 – 50 mg.
Phòng ngừa co giật ở người uống pyridoxin với liều 50 – 300 mg/ngày, chia làm 2-3 lần.
Chống chỉ định :
- Quá mẫn với pyridoxin.
Một số lưu ý khi dùng Vitamin B6
Tác dụng phụ của vitamin B6:
DSCKI, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Vitamin B6 khi được bổ sung đầy đủ và đúng liều sẽ có thể giúp cho bạn có được hệ miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa được nhiều bệnh liên quan đến hệ thần kinh. Tuy nhiên, dư thừa vitamin B6 có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn như:
- Thiếu kiểm soát và mất khả năng điều hòa một số bộ phận trên cơ thể.
- Tổn thương, đau và biến dạng ở biểu bì da.
- Mắc chứng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.
- Các triệu chứng về tiêu hóa chẳng hạn như ợ nóng, buồn nôn.
- Giảm khả năng thấy đau và nhạy cảm với nhiệt độ.
Ngoài ra,cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ hiếm gặp khác như ù tai, buồn ngủ, chán ăn v.v…nhưng không phải người nào bị thừa vitamin B6 cũng gặp phải các biểu hiện trên.
Sử dụng thuốc theo tư vấn bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo hiệu quả, an toàn
Thận trọng:
Trước khi sử dụng vitamin B6 một lâu dài, bạn cần thông báo với bác sĩ nếu rơi vào một trong những trường hợp dưới đây:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác, bao gồm thuốc (kê toa hoặc không kê toa), thực phẩm chức năng, thảo dược.
- Bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của vitamin B6 hoặc các loại thuốc khác.
- Người bị tăng huyết áp hoặc đái tháo đường.
Tương tác thuốc :
- Pyridoxin làm giảm tác dụng của levodopa trong điều trị bệnh parkinson, điều này không xảy ra với chế phẩm là hỗn hợp levodopa – carbidopa hoặc levodopa – benserazid.Liều dùng 200 mg/ngày có thể gaya giảm 40 – 50% nồng độ phenytoin và phenobarbiton trong máu ở một số người bệnh.Pyridoxin có thể làm nhẹ bớt trầm cảm ở phụ nữ uống thuốc tránh thai.Thuốc tránh thai uống có thể làm tăng nhu cầu về pyridoxin.
Dược lực :
- Vitamin B6 là loại vitamin tan trong nước thuộc nhóm B.
Dược động học :
- Pyridoxin được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hoá, trừ trường hợp mắc các hội chứng kém hấp thu. Sau khi tiêm hoặc uống, thuốc phần lớn dự trữ ở gan và một phần ở cơ và não. Pyridoxin thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hoá. Lượng đưa vào, nếu vượt quá nhu cầu hàng ngày, phần lớn đào thải dưới dạng không biến đổi.
Bảo quản:
- Bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ dưới 30độ C, tránh ánh sáng.
DS.CKI Lý Thanh Long