Những điều kiêng kỵ khi kết hợp thuốc và thực phẩm
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Những điều kiêng kỵ khi kết hợp thuốc Tân Dược và thực phẩm

Những điều kiêng kỵ khi kết hợp thuốc Tân Dược và thực phẩm

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 1,00 out of 5)
Loading...

Cả thuốc Tân Dược hay thực phẩm đều đem đem đến cho bạn những lợi ích nhất định trong việc điều trị một số loại bệnh. Tuy nhiên, đôi khi sự kết hợp của cả thuốc và thực phẩm lại có thể đem lại những nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe.

Những điều kiêng kỵ khi kết hợp thuốc và thực phẩm

Những điều kiêng kỵ khi kết hợp thuốc và thực phẩm

Thực phẩm có thể làm cho thuốc mạnh hơn hoặc kém hiệu quả. Ngoài ra khi sử dụng thuốc kết hợp với các loại thực phẩm, vô tình có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn tới chết người. Chính vì thế, các chuyên gia cảnh báo bạn với các sự kết hợp sau.

Bưởi và một số loại thuốc

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Nếu bạn lạm dụng hoặc ăn bưởi không đúng cách có thể khiến cho lợi ích của nó giảm xuống đáng kể, thậm chí còn gây hại cho sức khỏe, ăn sai cách thậm chí còn gây tử vong. Theo các chuyên gia, trường hợp xấu nhất này có thể xảy ra nếu bạn ăn bưởi trong khi đang uống một số loại thuốc điều trị. Cụ thể:

Khi đang dùng thuốc chống dị ứng, nếu bạn ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi, có thể gây ra đau đầu, tim đập mạnh, loạn nhịp tim… thậm chí có thể dẫn đến đột tử.

Bên cạnh đó, những người béo phì có lượng mỡ trong máu cao, vừa uống thuốc giảm béo vừa uống một cốc nước ép bưởi thì có thể dẫn đến hiện tượng đau cơ hay gây ra những bệnh về thận. Sự kết hợp bưởi với thuốc giảm mỡ máu statin có thể làm tăng tác dụng phụ, bởi thuốc bị enzym trong nước bưởi phá vỡ và lưu lại trong gan, ruột non. Nồng độ thuốc trong máu tăng lên khiến các tác dụng phụ như đau cơ trở nên nặng nề.

Khi bưởi kết hợp với thuốc tránh thai, nó có thể làm tăng đáng kể nồng độ estradiol, tăng nguy cơ tác dụng phụ. Nếu bạn muốn giữ lượng hormone cân bằng, nên tránh xa bưởi khi uống thuốc tránh thai.

Ngoài ra, kết hợp các nhóm thuốc atorvastatin, lovastatin và simvastatin với bưởi có thể dẫn đến tổn thương gan. Khi bưởi kết hợp với thuốc tránh thai, nó có thể làm tăng đáng kể nồng độ estradiol, tăng nguy cơ tác dụng phụ. Nếu bạn muốn giữ lượng hormone cân bằng, nên tránh xa bưởi khi uống thuốc tránh thai.

Đó là lý do, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng, bệnh nhân đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc cho người già thì tuyệt đối không nên ăn bưởi và uống nước ép từ bưởi trong quá trình điều trị để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc xảy ra.

Nên tránh xa bưởi khi sử dụng thuốc kháng sinh

Nên tránh xa bưởi khi sử dụng thuốc kháng sinh

Trái cây họ cam quýt và thuốc ho

Ai cũng biết, các loại quả họ cam quýt có những công dụng tự nhiên khá hữu hiệu trong cách trị ho của dân gian. Thế nhưng, sự kết hợp các loại quả này với thuốc trị ho lại là một sai lầm được cảnh báo. Theo các chuyên gia, các loại quả này có thể chặn một enzym vốn có khả năng phá vỡ statins và các loại thuốc khác, bao gồm dextromethorphan chữa ho, khiến sau đó thuốc sẽ tích tụ trong máu của bạn, làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ.

Nước hoa quả và thuốc dị ứng

Các nghiên cứu cho thấy, nếu uống các nước táo, cam, bưởi… cùng với thuốc dị ứng như Allegra (fexofenadine) sẽ khiến hiệu quả của thuốc giảm đến 70%. Bởi các nước ép này có thể ức chế khả năng vận chuyển thuốc từ ruột vào máu của các peptide. Tương tự như Allegra, thuốc chống dị ứng Cipro hay Levaquin, thuốc điều trị dị ứng và hen suyễn Singulair hoặc thuốc điều trị bệnh tuyến giáp Synthroid đều là những loại thuốc không được kết hợp với nước hoa quả.

Sữa và thuốc kháng sinh

Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng được cảnh báo không nên dùng kết hợp với thuốc kháng sinh. Một số kháng sinh, bao gồm Cipro tác dụng với canxi, sắt và các khoáng chất khác trong các thực phẩm làm từ sữa. Sự kết hợp này sẽ ngăn cản sự hấp thu của kháng sinh, làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của thuốc.

Ngoài ra, bạn nên tránh uống sữa trong thời điểm dùng thuốc chữa bệnh tuyến giáp. Nếu mắc bệnh suy giáp, bạn có thể được kê uống một loại thuốc cung cấp cho cơ thể các kích thích tố tuyến giáp cần thiết. Khi đó nên tránh tiêu thụ các sản phẩm sữa, bởi canxi có trong sữa có thể ngăn chặn sự hấp thu của thuốc. Để chắc chắn, hãy chờ đợi 3 – 4 tiếng sau khi uống thuốc mới dùng sữa.

Cà phê và thuốc chống trầm cảm

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM

Thuốc chống trầm cảm có thể tương tác với cà phê và các sản phẩm chứa cafein khác. Do chất cafein trong cà phê làm tăng tác dụng của thuốc, có thể làm cho tác dụng phụ nặng hơn. Kết hợp cà phê và thuốc chống trầm cảm có thể dẫn đến chấn động, hoảng loạn và mất ngủ. Vì vậy, cách tốt nhất là tránh xa cà phê khi bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm.

Kết hợp thuốc với thực phẩm đôi khi có thể gây chết người

Kết hợp thuốc với thực phẩm đôi khi có thể gây chết người

Rau lá xanh và thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu như warfarin có tác dụng ngừa các cục máu đông, tắc mạch phổi và đột quỵ theo cơ chế cân bằng lượng vitamin K. Đây loại vitamin có tác dụng làm đông máu. Đặc biệt, vitamin K lại chứa nhiều trong rau lá xanh, vì vậy khi uống thuốc chống đông máu, người dùng không nên ăn rau lá xanh để tránh phản tác dụng.

Tôm và Vitamin C

Trình dược viên khuyên bạn không nên ăn tôm trước và sau 2 giờ uống vitamin C. Vì chất hóa học đồng có trong tôm sẽ oxy hóa vitamin C và làm mất tác dụng của vitamin, thậm chí có thể gây nguy hiểm.

Trà xanh và viên bổ sung sắt

Không nên uống trà khi đang uống viên sắt. Hợp chất tananh sẵn có trong trà kìm hãm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Vì thế uống nước trà trong thời gian cần bổ sung sắt sẽ kém hoặc không có hiệu quả.

Theo tamvocviet.vn

x

Check Also

Định nghĩa và triệu chứng của Virus Herpes Simplex

Virus Herpes gây ra các triệu chứng như nổi mụn rộp, mụn nước tại các ...

Trình dược viên