Thuốc nhuận tràng, tẩy xổ đường ruột – gọi chung là thuốc nhuận tẩy – gồm các hợp chất có tác dụng trên ruột non hay ruột già có tác dụng làm mềm phân, giúp đại tiện dễ dàng.
1. Nhóm nhuận tràng kích thích:
Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM
Các thuốc này kích thích đầu tận dây thần kinh của niêm mạc kết tràng làm tăng nhu động ruột.
Dẫn xuất của Diphenylmetan: Phenolphtalein, Bisacodin …
Dẫn xuất của Anthraquinon: Senna, Cascara …
Dầu Castor:
Bị thuỷ giải ở ruột non thành acid ricinoleic, tác dụng nhuận tràng mạnh, gây mất nhiều nước và điện giải. Biệt dược: Purge, Neolid …
+ Các thuốc khác ít được dùng hơn:
Thuốc gây kích ứng mạnh: Aloes (Vulcase), Aloin (Alophen)…
Thuốc có khả năng độc gan: Cassanthranol (Black-Draught), Cassia pulp (Tamarine), Oxyphenisatin (Veripaque) …
2. Nhóm nhuận tràng làm mềm:
Các chế phẩm làm mềm là muối của docusat, muối này chứa lượng lớn Calci, Natri, Kali. Docusat là chất hoạt diện loại anion. Tác dụng nhuận tràng do tăng hấp thu nước vào khối phân làm mềm phân. Ngoài ra còn làm tăng chất nhầy ở ruột và kích thích ruột.
Theo thầy thuốc Việt Nam thuốc nhóm này dùng chủ yếu để ngừa táo bón, thụt tháo ruột trước khi chụp X-quang vùng bụng. Các chế phẩm: Docusat natri (Colace), Docusat calci (Surfak), Docusat kali (Dialose) …
3. Nhóm nhuận tràng làm trơn:
Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM chia sẻ
Bản chất của thuốc là dầu khoáng. Thuốc tác dụng chủ yếu tại ruột già, không hấp thu. Thuốc thường được dùng để ngăn tổn thương mô trĩ hoặc ngăn kích ứng chỗ nứt hậu môn, làm giảm căng thẳng cho người bệnh tim mạch. Thuốc gây rỉ ở hậu môn, gây ngứa và khó chịu quanh hậu môn.
4. Nhóm tẩy xổ:
Thuốc tẩy xổ có tác dụng trên cả ruột non và ruột già, dùng để tống các chất như xác giun, sán, chất độc … chứa trong ruột ra ngoài cơ thể. Dựa vào nguồn gốc và cơ chế tác dụng, các thuốc tẩy xổ chia làm 2 nhóm:
Các muối vô cơ: có tác dụng làm giảm tái hấp thu nước ở ruột, tăng tiết dịch ruột, kích thích nhu động ruột. Nhóm này gồm MgSO4, Na2SO4 …
Các chất hữu cơ: có tác dụng làm trơn và mềm phân, kích thích nhu động ruột giúp bài tiết phân dễ dàng như dầu thầu dầu, phenolphtalein, các glucosid của anthraquinol, dầu hướng dương …
5. Nhóm lợi mật:
Gồm các hợp chất có tác dụng làm tăng khả năng bài tiết nước và điện giải của tế bào biểu mô đường mật, gây tăng tiết mật loãng vào ruột hoặc kích thích sự tiết mật của tế bào gan.
Loại này gồm 2 nhóm:
Thuốc lợi mật kích thích tế bào gan tiết ra mật: như Artichaut, Anetholtrithion (Sulfarlem), Nghệ, Sylimarin (Sygalon, Legalon), Cyclovalon (Vanilone) …
Thuốc lợi mật gây tăng tiết mật loãng: như các thuốc cường phó giao cảm.
6. Nhóm thông mật:
Có tác dụng kích thích túi mật co bóp, làm giãn mềm cơ đường dẫn mật để tống mật xuống ruột. Nhóm này gồm Sorbitol, Magne sulfat, Natrisulfat …