Nguyên tắc điều trị bệnh giun – sán
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Nguyên tắc điều trị bệnh giun – sán

Nguyên tắc điều trị bệnh giun – sán

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Nhiễm giun sán là bệnh lý rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Các loại giun phổ biến ở người là: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc giun sán cao hơn ở người lớn

Đừng kết hợp thuốc

Nguyên tắc điều trị bệnh giun – sán

Nguyên tắc điều trị bệnh giun – sán

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y dược TPHCM

Mỗi loại giun, sán nhạy cảm với một số thuốc đặc hiệu. Vì vậy cần xác định đúng loại giun, sán bằng xét nghiệm đặc hiệu để chọn đúng thuốc.

Ưu tiên chọn thuốc hiệu lực cao, độc tính thấp.

Không phối hợp các thuốc chữa giun sán với nhau.

Ngoại trừ chỉ định đặc biệt, các thuốc nhóm này thường được uống với nước, trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.

Hầu hết không được dùng khi mang thai, trẻ < 24 tháng, bệnh gan …

Đối với giun thường phải uống 2 lần, cách nhau 2-3 tuần vì thuốc chỉ giết được giun trưởng thành mà không có tác dụng với trứng hay ấu trùng.

Sau khi chấm dứt điều trị giun ống 2 tuần cần xét nghiệm lại.

Cần phối hợp điều trị thuốc với các biện pháp vệ sinh môi trường.

Nhóm benzimidazol

Các Dược sĩ Trung cấp Dược TPHCM  chia sẻ

Mebendazol:

Một số biệt dược: Vermox, Fugacar, Vermifar, Nemasole …

Chỉ định – Liều dùng:

Nhiễm giun kim: liều 100mg, lặp lại sau 2 tuần.

Nhiễm giun đũa, tóc, móc: dùng liều 100mg*2 lần/ngày, uống trong 3 ngày, hoặc dùng liều duy nhất 500mg.

Nhiễm nang sán: 40mg/kg/lần/ngày trong 1-6 tháng.

Có thể uống hoặc nhai sau khi ăn, thường uống vào buổi sáng, chiều.

Chống chỉ định: Đang mang thai, trẻ dưới 24 tháng, người bệnh gan, quá mẫn với Imidazol.

Kiêng rượu trong vòng 24 giờ sau khi dùng thuốc.

Albendazol:

Một số biệt dược: Zentel, Alben …

Chỉ định và liều lượng:

Nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim: dùng liều 400mg, liều duy nhất đối với người lớn và trẻ trên 2 tuổi. Trẻ dưới 2 tuổi dùng liều 200mg.

Nhiễm giun lươn hoặc sán dây: cũng dùng liều như trên nhưng uống trong 3 ngày liên tiếp. Có thể lặp lại sau 3 tuần.

Ấu trùng di trú ở da: người lớn dùng liều 400mg, uống 1 lần/ngày * 3 ngày. Trẻ em dùng liều 5mg/kg/ngày, uống 3 ngày.

Nhiễm nang sán, ấu trùng sán: dùng cho người lớn và trẻ trên 6 tuổi, liều 15mg/kg/ngày, uống trong 30 ngày.

Thiabendazol:

Một số biệt dược: Mintezol …

Chỉ định: Theo các thầy thuốc Việt Nam nên dùng khi nhiễm giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun lươn, giun xoắn, ấu trùng di chuyển.

Chống chỉ định: Mẫn cảm Imidazol; có thai, cho bú, trẻ dưới 24 tháng; rối loạn chức năng gan, thận.

Nhóm piperazin

Piperazin:

Một số biệt dược: Piperascat, Vermitox, Antepar, Entacyl, Vermizine …

Thuốc trị giun đũa, giun kim. Dùng được cho trẻ dưới 24 tháng.

Thuốc nên uống vào buổi sáng hoặc chia làm 2-3 lần trong ngày, uống trước bữa ăn.

Không dùng khi quá mẫn với Piperazin, bệnh động kinh, các bệnh thần kinh, 3 tháng đấu thai kỳ, suy gan, suy thận. Thận trọng ở người suy dinh dưỡng nặng, thiếu máu.

giai-phap-han-che-thuoc-gia

Diethyl carbamazin:

Một số biệt dược: Hetrazan, Notezin, Banocid …

Chỉ định: nhiễm giun chỉ.

Chống chỉ định: có thai, cho con bú. Thận trọng khi suy gan, suy thận.

Uống sau bữa ăn. Một đợt điều trị kéo dài khoảng 2-3 tuần. Sau một đợt dùng thuốc tân dược, nghỉ 4 tuần và dùng lại đợt tiếp nếu cần.

x

Check Also

Định nghĩa và triệu chứng của Virus Herpes Simplex

Virus Herpes gây ra các triệu chứng như nổi mụn rộp, mụn nước tại các ...

Trình dược viên