Tìm hiểu công dụng chữa bách bệnh từ lu lu đực - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Tìm hiểu công dụng chữa bách bệnh từ lu lu đực

Tìm hiểu công dụng chữa bách bệnh từ lu lu đực

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Lu lu đực hay còn được gọi với tên khác là Cà đen, thù lù đực…Lu lu đực được xem là một cây thuốc quý, một loại thảo dược được các lương y, bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM sử dụng vào vô số bài thuốc trị bệnh vô cùng hữu ích.

Lu lu đực được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Lu lu đực được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hữu ích

Lu lu đực và một số thông tin cần biết

Lu lu đực là loại cây thuộc họ Cà Solanaceae, được gọi với tên khoa học là Solnum nigrum L. Đây là dạng cây cỏ mọc hàng năm chủ yếu mọc hoang ở khắp nơi ở nước ta, cây nhẵn hay hơi có lông, cao 50cm -80cm, có nhiều cành. Lá hình bầu dục, mềm nhẵn, dài 4cm-15 cm, rộng 2cm-3 cm. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành tán nhỏ có cuống ở kẽ lá. Quả hình cầu, đường kính 5mm-8 mm, lúc đầu màu lục, sau vàng và khi chín có màu đen tím. Hạt dẹt, hình thận, nhẵn, đường kính chừng 1 mm. Toàn cây vò hơi có mùi hôi.

Theo đông y, cây lu lu đực có vị hơi ngọt, đắng, tính hàn, có ít độc. Cây có chất độc nhưng nhiều nơi vẫn nấu chín ngọn non ăn như rau. Nước sắc cây dùng rửa vết loét, vết bỏng, mẩn ngứa.

Tác dục dược lý của cây Lu lu đực

Về tác dụng dược lý, các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tìm hiểu và cho biết Dược điển Pháp năm 1965 xếp lu lu đực là loại thuốc độc bảng C với tác dụng gây ngủ, làm dịu thần kinh; tuy vậy thử nghiệm độc tính với liều 1000 mg dược liệu khô (dịch chiết cồn 50 %) trên 1 kg chuột, thuốc dung nạp tốt, không thấy biểu hiện độc.  Ở Châu Âu người ta cho rằng cây Lu lu đực có tính chống co thắt, làm dễ ngủ, giảm đau, an thần; dùng ngoài nó có tính làm dịu. Gần đây các nhà khoa học Trung Quốc còn phát hiện thấy tác dụng chống ung thư, chống nọc rắn độc và tăng cường miễn dịch. 

Lu lu đực và một số thành phần hóa học

Theo nghiên cứu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM có biết trong lá lu lu đực có chứa riboflavin, solamargin, solasonin, acid nicotinic, acid citric, acid ascobic; 5,9 % protein, 1% chất béo, 2,1% chất khoáng, 8,9 % các hợp chất carbohydrat. Trong quả lu lu đực có chứa glucoalcaloid steroid có genin là solasodin (solamargin, solasonin, solanigrin) và các genin khác.

Bài thuốc chữa bệnh vận dụng vào cây lu lu đực

Lu lu đực thường mọc hoang phân bố khắp nước ta

Lu lu đực thường mọc hoang phân bố khắp nước ta

  • Trị vết thương do va đập bị dập, sưng tấy, ứ máu, đau nhức: Giã nát 80g – 100g cây tươi, thêm ít giấm, ép lấy nước nước để uống, bã đắp chỗ đau.
  • Chữa sốt: Bột rễ lu lu đực 100g, bột rễ ké hoa vàng 100 g, hạt tiêu đen 2,5g. Làm thuốc bột. Mỗi lần uống 3 – 5g.
  • Trị tiểu tiện không thông, phù thũng, gan to: Lu lu đực 40g, mộc thông 20 g, rau mùi 20g. Sắc uống. Có thể dùng toàn cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống; hoặc ngọn non 50g – 100g luộc ăn trong ngày.
  • Chữa viêm phế quản cấp, viêm họng: Lu lu đực 30g, cát cánh 10g, cam thảo 4g. Sắc uống.
  • Trị bệnh ngoài da (mẩn ngứa, lở loét, bỏng, vảy nến): Ngọn non hoặc lá, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước bôi. Hoặc dùng toàn cây, nấu lấy nước, cô thành cao mềm (cao Long quỳ) để bôi chữa vảy nến hay trĩ.
  • Chữa tràng nhạc: Dùng cành lá lu lu, vỏ cây đào, lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn, hòa với dầu vừng, bôi vào chỗ bị bệnh.
  • Trị ngã trên cao xuống, bị thương ứ máu: Dùng cả cây lu lu tươi 80 g, giã nhỏ, chế thêm dấm, vắt lấy nước cốt uống, còn bã dùng đắp lên chỗ đau.
  • Chữa hậu bối, các loại nhọt độc sưng đau: Dùng lá lu lu và 1 con nhái, cùng giã nát rồi đắp lên chỗ bị bệnh.
  • Trị kiết lỵ: Lấy lá lu lu khô 25g – 30g (lá tươi tăng gấp 2 liều lượng), đường trắng 25 g, sắc lấy nước uống.
  • Chữa thổ huyết không ngừng: Cành lá lu lu phơi hoặc sấy khô nghiền thành bột mịn, nhân sâm tán thành bột mịn. Ngày uống 3 – 4 lần, mỗi lần dùng 4g bột lu lu trộn với 2g bột nhân sâm, chiêu với nước đun sôi để nguội.
  • Chữa bong gân sưng đau: Dùng lá lu lu tươi một nắm, hành trắng để cả rễ 7 củ, thêm chút men rượu, giã nát, đắp lên chỗ bong gân rồi băng cố định lại, ngày thay thuốc 1 – 2 lần.
  • Trị viêm khí quản mạn tính ở người cao tuổi: Dùng toàn cây lu lu tươi 30 g, cát cánh 9g, cam thảo 3g. Sắc lấy nước, chia thành 2 lần uống trong ngày (uống liên tục trong 10 ngày). Mỗi liệu trình là 10 ngày giữa các liệu trình nghỉ dùng thuốc 5 – 7 ngày. Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm điều trị 324 ca. Kết quả sau 3 liệu trình: khỏi bệnh 228 ca, có tác dụng rõ ràng 43 ca, có chuyển biến 21 ca, tổng hiệu suất đạt 93,5%.
  • Trị cao huyết áp: Dùng cả cây lu lu, sắc lấy nước cốt, cô đặc, chế thành viên 0,2 g; ngày uống 2 lần, mỗi lần 10- 20 viên; mỗi liệu trình 10 ngày. Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm điều trị 58 ca, đạt kết quả tốt.
  • Trị nữ bị khí hư bạch đới: Dùng cây lu lu, hoa mào gà trắng, quán chúng, mỗi thứ đều 30 g, sắc với nước 3 lần, bỏ bã, dùng nước thuốc nấu với 200g thịt lợn nạc thành món canh, chia ra 2 lần ăn trong ngày.
  • Trị viêm bàng quang: Dùng rễ cây lu lu tươi và xương đầu lợn, mỗi thứ 60 g, sắc với 1.000ml nước, lửa đun nhỏ riu riu cho cạn còn 500ml, chia thành 2 phần uống trong ngày. Tại một bệnh viện ở Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm điều trị 18 ca viêm bàng quang trong đó 12 ca cấp tính và 6 ca mạn tính. Kết quả sau khi uống thuốc 5 – 7 ngày, các trường hợp cấp tính đều khỏi bệnh; trong số mạn tính trừ 1 người bỏ dở giữa chừng, 5 người còn lại đã khỏi bệnh sau 15 – 17 ngày dùng thuốc.
x

Check Also

Cây chỉ thiên có tác dụng gì và sử dụng như thế nào để trị bệnh hiệu quả?

Cây chỉ thiên, loài cỏ mọc hoang phổ biến ở Việt Nam, là một loại ...

Trình dược viên