Luật Dược (sửa đổi) được Quốc hội đã chính thức thông qua từ ngày 1/1/2017, trong Luật Dược sửa đổi năm 2017 mà các Dược sĩ cần nắm được.
- Học Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội năm 2018 được cấp bằng gì?
- Chỉ tiêu tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội năm 2018
- Thời gian học Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur năm 2018
Những điểm mới trong Luật Dược sửa đổi năm 2017
Những điểm mới trong Luật Dược sửa đổi năm 2017 mà các Dược sĩ cần nắm được
Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nội dung Luật Dược đã được sửa đổi và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017 với mục đích thiết thực với người dùng hơn. Nội dung Luật Dược (sửa đổi) như sau:
Điều 13: Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược
- Theo khoản 1, điểm a, sẽ không còn phân biệt giữa: “Cử nhân đại học Dược” và “Dược sĩ đại học”. Sau khi tốt nghiệp, bằng cấp đều được gọi chung là “bằng Dược sỹ”.
- Theo điểm b khoản 2: những đối tượng có trình độ chuyên khoa sau đại học sẽ được giảm thời gian thực hành với phạm vi hành nghề dược theo quy định.
- Theo điểm c khoản 2: những đối tượng thuộc khoản 1 sẽ có thời gian thực hành chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Khoản 1 Điều 29: Quản lý Chứng chỉ hành nghề dược
- Theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều 29, mỗi cá nhân chỉ được phép cấp một chứng chỉ hành nghề Dược và không quy định về thời gian và được phép lưu hành trên cả nước.
- Khi người có chứng chỉ hành nghề Dược chết hoặc mất tích thì chứng chỉ này sẽ mất hiệu lực theo quyết định đã được ban hành.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn của Nhà thuốc phải có thời gian thực hành là 02 năm tại cơ sở dược phù hợp.
- Điều 35. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh Dược
Dược sĩ cần nắm được những điểm mới này để hạn chế sai phạm
Cơ sở không thuộc diện được cấp chứng chỉ hành nghề Dược
- Theo điểm b khoản 2: đối với những cơ sở kinh doanh có tổ chức kê thuốc phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, có điều kiện bảo quản thuốc phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc, có người chịu trách nhiệm chuyên môn có văn bằng hoặc chứng chỉ sơ cấp dược trở lên. Lưu ý, chỉ được bán thuốc theo các danh mục thuốc được bán tại kệ thuốc theo quy định của Bộ.
Điều 6. Những hành vi bị nghiêm cấm sử dụng chứng chỉ hành nghề Dược
- Quy định chung về “ ngành Dược Việt Nam”, những nhóm đối tượng sau sẽ bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận kinh doanh dược:
- Kinh doanh Dược mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc bị đình chỉ hoạt động.
- Kinh doanh tại nơi trái với quy định của Bộ Y tế.
- Mục đích kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đúng hoặc cung cấp không đúng đối tượng mà cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Không thuộc phạm vi chuyên môn để kinh doanh dược.
- Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả
- Thuốc không đạt tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hết hạn sử dụng …
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, cấm sản xuất d) Thuốc thử lâm sàng.
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được trưng bày tại hội chợ, triển lãm.
- Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành.
- Thuốc không được quy định bán.
- Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc, bán lẻ vắc xin.
- Bán thuốc cao hơn giá kê khai, giá niêm yết.
- Tự ý sửa đổi hoặc làm giả hồ sơ giấy chứng nhận của cơ quan thẩm quyền về hoạt động liên quan đến Dược.
Học Cao đẳng Dược để trở thành Dược sĩ chuyên nghiệp
Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc.
- Hành nghề mà không có chứng chỉ hành nghề dược.
- Tự ý cho các đối tượng khác mượn chứng chỉ hành nghề Dược.
- Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.
- Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi.
- Pha chế và sản xuất các loại thuốc trái với quy định.
- Cấp phát, bán thuốc đã hết hạn sử dụng, thuốc bảo quản không đúng quy định ghi trên nhãn thuốc.
Nguồn: trinhduocvien.edu.vn