Giao mùa là điều kiện để rất nhiều loại vi sinh vật từ đất, bụi, rác thải… hòa vào dòng nước gây ô nhiễm môi trường làm phát sinh và lây lan nhiều bệnh tật như một số bệnh đường tiêu hóa, hô hấp, sốt xuất huyết…
- Thật uổng phí nếu không biết những cách ngăn ngừa bệnh đột quỵ
- Làm sao để nhận biết được Bệnh loãng xương?
- Tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ
Bệnh đường bị tiêu hóa
Nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn:
Theo bác sĩ đa khoa Chu Hoài Sơn – Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết : nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn là nguyên nhân phổ biến nhất của các trường hợp tiêu chảy ngắn, thời gian nung bệnh ngắn rồi đau bụng, đôi khi đau bụng dữ dội. Phân sền sệt rồi lỏng, lượng phân nhiều đôi khi có nôn. Có thể không sốt, chỉ mệt nhọc khó chịu.
Vi khuẩn thườn gặp là Salmonella ở người lớn, Coli ở trẻ em và tụ cầu khuẩn ở các lứa tuổi gây viêm ruột non còn Shigella chủ yếu gây những tổn thương ở đại tràng.
Vi khuẩn Salmonella gây bệnh tiêu chảy
Cách xử lý: 1-2 ngày đầu nằm nghỉ, ăn lỏng, uống nước oresol (ORS) từ 1- 1,5 lít trong ngày đầu. Sau cho ăn nước rau, cháo loãng tăng đặc dần. Riêng ORS trên thị trường có gói đóng sẵn chỉ cần pha nước đủ theo chỉ dẫn của từng loại gói khác nhau. Ví dụ 200ml, 1.000ml. Cho người bệnh uống men vi sinh như lactobacilus. Trường hợp người bệnh nhiễm khuẩn nặng cần dùng kháng sinh trimethoprim kết hợp với sulfamethoxazol.
Bị tiêu chảy mất nước
Do bị nhiễm các loại vi khuẩn Coli, Shigella, nhất là Rotavirut hay gặp ở trẻ em. Trẻ có thể bị đi ngoài tới 20-30 lần/ngày, nôn nhiều có khi liên tục nên cơ thể trẻ rất mệt do mất nước và điện giải.
Cách xử lý: Trước hết cần bổ sung ngay dung dịch ORS bằng cách uống. Cho trẻ uống từng thìa một, không uống vội vã ngay một lúc. Cho uống 50ml-100ml sau mỗi lần trẻ đi ngoài tới khi ngừng tiêu chảy.
Theo chuyên mục tin tức y dược hiện nay có nhiều loại kháng sinh phối hợp kháng khuẩn tác dụng tốt như co-trimoxazole, trimethoprim đặc hiệu điều trị các loại nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và tiết niệu.
Đối với tiêu chảy mất nước thì bù nước và điện giải là khẩn cấp và quan trọng nhất. Còn với tiêu chảy do Rota virut thì ngoài bù nước và điện giải chỉ cho kháng sinh khi có bội nhiễm. Theo dõi trẻ nếu không tiến triển tốt thì đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị tốt hơn.
Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh do virut Dengue truyền từ người bệnh sang người không mang bệnh qua vật chủ trung gian là muỗi AedesAegypti. Hiện chưa có vắc-xin để phòng nhiễm virut Degue và cũng không có thuốc điều trị đặc hiệu. Loài muỗi này sinh sản và phát triển nhanh ở những nơi ao tù nước đọng nên ngoài việc vệ sinh môi trường để không có muỗi thì điều trị các triệu chứng là cần thiết như sốt cao 39-40oC, có tình trạng mất nước nhiều thì dùng các thuốc sau: Thuốc paracetamol dùng theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Tối thiểu dùng cách nhau 6 giờ/lần. Đồng thời chườm nước ấm, không lấy đá lạnh để chườm. Không dùng aspirin, aspegic… để hạ sốt vì các thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu.
Muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết
Bù nước và điện giải bằng ORS cho trẻ uống. Nếu chưa có ORS có thể dùng nước gạo rang pha chút muối.
Bệnh đường hô hấp
Bệnh này thường là các trường hợp cảm cúm, viêm mũi họng với các dấu hiệu ho, khó thở, sổ mũi hoặc trẻ có tiền sử hen dễ xuất hiện cơn hen khò khè…
Cách xử lý: Dùng paracetamon để hạ sốt; nhỏ mũi họng nước muối 0,9%. Nếu ho có đờm thì dùng thuốc long đờm exomuc, acemuc… sau vài ba ngày để trẻ ho bật đờm ra ngoài sau đó có thể dùng thêm các loại thuốc ho thảo dược.
Với trẻ bị hen phải dùng thuốc xịt ventolin để cắt cơn ngay xịt 2-3 nhát/lần. Nếu tái lại sau 4 giờ có thể xịt lại lần nữa. Còn thuốc dự phòng hàng ngày như seretid, fulmicort…vẫn phải dùng đều đặn.
Nguồn : Trình dược viên.