“Cứ 2.000 người có tới 700 người nhiễm vi khuẩn HP dạ dày” – Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận đúng đắn về sự nguy hiểm của vi khuẩn HP dạ dày trong các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Vi khuẩn HP là gì và có thực sự nguy hiểm?
Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori được tìm ra năm 1982 bởi Robin Warren và Barry Marshall vẫn được viết tắt trong các phiếu khám bệnh là H.Pylori hoặc khuẩn HP. Đây là một loại khuẩn thuộc nhóm gram (-) kỵ khí tức là vi khuẩn sống trong môi trường thiếu oxy. Loại vi khuẩn này sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh urease, chất urease này sẽ phá huỷ thành niêm mạc dạ dày và gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính.
Dưới đây là khuyến cáo điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp (có vi khuẩn Hp dương tính) cập nhật bởi Hội tiêu hóa Việt Nam dựa trên đồng thuận Masstricht IV (2013) cũng như tình hình điều trị thực tế tại Việt Nam, chúng tôi đã rút gọn sơ lược để bệnh nhân có thể tra cứu:
Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày có Hp mới nhất
-
Phác Đồ 4 Thuốc Có Bismuth
- PPI + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazole
- Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth:
- PPI + Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazole
- Dùng trong 10-14 ngày
Đối tượng phác đồ kế tiếp: sử dụng khi thất bại với phác đồ 3 thuốc.
Hiện nay phác đồ 4 thuốc có bismuth cho hiệu quả tiệt trừ khá cao nhưng dễ gây mệt mỏi khiến bệnh nhân khó tuân thủ.
Liều dùng:
- PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
- Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sau ăn
- Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn
- Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.
- Levoflloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
-
Phác Đồ 3 Thuốc Có Levofloxacin
- PPI + Amoxcillin + Levoflloxacin
- Dùng trong 10 ngày
Đối tượng: Lựa chọn khi thất bại với phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 4 thuốc có Bismuth
Có thể xảy ra tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên hệ gân-khớp nên bệnh nhân cần lưu ý theo dõi và phản hồi với bác sỹ khi gặp triệu chứng sưng, đau khớp.
Liều dùng:
- PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
- Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sau ăn
- Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn
- Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.
- Levoflloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
-
Phác Đồ Nối Tiếp
- PPI + Amoxicillin
Trong 5 ngày đầu
- PPI + Clarithromycin + Tinidazole
Trong 5 ngày tiếp theo
Đối tượng: Có thể lựa chọn là phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ đầu tay.
Cho hiệu quả điều trị cao nhưng cách sử dụng thuốc phức tạp, bệnh nhân khó nhớ uống thuốc đúng theo phác đồ.
Liều dùng:
- PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
- Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sau ăn
- Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn
- Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.
- Levoflloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
-
Phác Đồ 3 Thuốc
- PPI + Amoxicillin + Clarithromycin
- PPI + Amoxicillin + Metronidazole
Đối tượng: Tiệt trừ Hp lần đầu:
Tại khu vực miền Bắc và miền Trung (tỉ lệ kháng clarithromycin thấp)
Tại khu vực miền Nam (tỉ lệ kháng clarithromycin cao)
Dùng trong 10-14 ngày
Liều dùng:
- PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.
- Amoxicillin 1000mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Tetracyclin 500mg x 4 lần/ngày, sau ăn
- Metronidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn
- Tinidazole 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
- Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.
- Levoflloxacin 500mg x 2 lần/ngày, sau ăn.
Nguy cơ thất bại khi điều trị vi khuẩn Hp
Trong một số năm gần đây, vi khuẩn Hp đang trở thành mối lo khi việc tiệt trừ ngày càng trở nên khó khăn. Theo các báo cáo mới nhất trong Hội nghị tiêu hóa Việt Nam 2016, hiệu quả tiệt trừ Hp của các phác đồ đang suy giảm một cách nhanh chóng. Hiện nay phác đồ đầu tay chỉ tiệt trừ Hp thành công trên 34,5% bệnh nhân, điều đó có ngĩa là tới gần 70% bệnh nhân bị thất bại với phác đồ tiệt trừ Hp đầu tay.
Một trong một số nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thất bại điều trị đó là do khuẩn Hp đề kháng kháng sinh. Tại Việt Nam vi khuẩn Hp có tỉ lệ kháng với Clarithromycin rất cao – 85,5%, kháng Metronidazole là 35%.
Đặc biệt với Levofloxaxin, một loại kháng sinh mới được đưa vào phác đồ tiệt trừ Hp gần đây thì tỉ lệ bị kháng cũng đã lên tới 28% [3,4,5]. Điều này làm rấy lên lo ngại rằng trong một tương lai không xa chúng ta sẽ không còn kháng sinh để điều trị và nhiều bệnh nhân sẽ phải đối mặt với việc chung sống cùng vi khuẩn Hp, chấp nhận nguy cơ mắc các bệnh lý dạ dày.
Lời khuyên từ chuyên gia y tế
Theo các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì người bệnh trong quá trình điều trị cần phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ như:
- Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày của bác sỹ.
- Khi sử dụng thêm thuốc điều trị hoặc hỗ trợ điều trị nên tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị trực tiếp.
- Không sử dụng các kit dạ dày có chứa PPI + Clarithromycin + Tinidazole để diệt vi khuẩn Hp.
- Khi bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, ngoài việc điều trị theo phác đồ, bạn cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
- Sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp hàng ngày để giúp tăng miễn dịch cho dạ dày trước vi khuẩn Hp, tăng tỷ lệ thành công của phác đồ điều trị, phòng ngừa tái nhiễm và lây nhiễm vi khuẩn Hp.
Theo khuyến cáo của thế giới thì một số ca sau cần diệt vi khuẩn HP để tránh gây hại đến sức khỏe và tính mạng của mỗi người:
- Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP (vì không diệt HP thì ổ loét dạ dày, hành tá tràng có thể tái phát).
- Chứng khó tiêu chức năng
- Xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng không rõ nguyên căn
- Ung thư dạ dày đã phẫu thuật
- Thiếu máu, thiếu sắt
- Ung thư dạ dày đã được cắt hớt hoặc hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi
- Một số ca trong gia đình có người bị ung thư dạ dày: bố, mẹ, anh, chị em ruột
- Khối u dạ dày: adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc
- Viêm teo niêm mạc dạ dày
- Người làm việc ở một số môi trường có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày: khai thác than, quặng…