Trình Dược viên chia sẻ về bệnh thiếu máu Thalassemia
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình Dược viên chia sẻ về bệnh thiếu máu Thalassemia

Trình Dược viên chia sẻ về bệnh thiếu máu Thalassemia

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Thiếu máu Thalassemia là một rối loạn di truyền về máu đặc trưng. Bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh nếu như không can thiệp sớm.

Trình Dược viên chia sẻ về bệnh thiếu máu Thalassemia

Trình Dược viên chia sẻ về bệnh thiếu máu Thalassemia

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh thiếu máu Thalassemia

Theo các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thiếu máu Thalassemia là một rối loạn di truyền về máu đặc trưng xảy ra bởi ít hemoglobin và tế bào hồng cầu trong cơ thể hơn so với bình thường.

Hemoglobin là một chất trong tế bào hồng cầu cho phép hồng cầu gắn được với oxy. Lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu thấp trong Thalassemia có thể gây ra thiếu máu, khiến bạn mệt mỏi.

Kiểu Thalassemia mắc phải được phân loại dựa trên số gen tổng hợp hemoglobin đột biến di truyền từ ba mẹ. Càng nhiều gen đột biến, bệnh sẽ càng nghiêm trọng. Phân tử Hemoglobin được tạo thành bởi các chuỗi alpha và beta có thể bị ảnh hưởng bởi đột biến.

Alpha – Thalassemia

Có bốn gen ảnh hưởng đến sự tạo thành chuỗi alpha hemoglobin. Mỗi người sẽ nhận hai cái từ bố và hai từ mẹ.

  • 1 gen đột biến: không có dấu hiệu hay triệu chứng của Thalassemia, nhưng người này là một người mang gene bệnh và có thể truyền lại cho con họ.
  • 2 gen đột biến: dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thiếu máu Thalassemia sẽ nhẹ hơn khi có 1 gen đột biến. Tình trạng này gọi là alpha Thalassemia điển hình.
  • 3 gen đột biến: triệu chứng và dấu hiệu sẽ xảy ra từ vừa đến nặng.
    4 gen đột biến: hiếm gặp. Những bào thai mắc bệnh biểu hiện thiếu máu trầm trọng và thường tử vong ngay trong bụng
  • mẹ. Những đứa trẻ được sinh ra với tình trạng này có thể chết ngay sau khi sinh không lâu hoặc bắt buộc phải truyền máu cả cuộc đời.

Thalassemia minor

Có 2 gen ảnh hưởng đến sự tổng hợp của chuỗi beta hemoglobin. Mỗi người sẽ nhận được một gen từ ba và một từ mẹ. Có thể xảy ra các trường hợp sau:

  • 1 gen đột biến: triệu chứng và dấu hiệu sẽ nhẹ. Tình trạng này được gọi là Thalassemia minor hoặc beta – Thalassemia.
  • 2 gen đột biến: các triệu chứng và dấu hiệu xảy có thể diễn ra từ vừa đến nặng. Tình trạng này được gọi là Thalassemia major hoặc thiếu máu Cooley. Trẻ sinh ra với 2 gen beta Thalassemia khiếm khuyết thường khỏe mạnh lúc sinh nhưng những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh sẽ dần phát triển trong 2 năm đầu đời. Dạng nhẹ gọi là Thalassemia trung gian cũng có thể xảy ra khi có 2 gen đột biến.

Biểu hiện của bệnh thiếu máu Thalassemia

Các triệu chứng và dấu hiệu của Thiếu máu Thalassemia bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Sự suy yếu
  • Da nhạt hoặc vàng da
  • Biến dạng xương mặt
  • Chậm lớn
  • Bụng to
  • Nước tiểu đậm màu

Thiếu máu Thalassemia được chia làm nhiều dạng khác nhau, bao gồm: Alpha Thalassemia, Thalassemia trung gian và thiếu máu Cooley. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào loại bệnh và độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.

Một số trẻ nhỏ biểu hiện triệu chứng của bệnh Thalassemia ngay sau sinh, trong khi số khác có thể có những triệu chứng dần dần xuất hiện trong 2 năm đầu đời. Một số người có một gen hemoglobin bị ảnh hưởng sẽ không biểu hiện triệu chứng.

Nguy cơ khi mắc bệnh thiếu máu Thalassemia

Theo lời từ các Trình Dược viên cho biết, thiếu máu Thalassemia nếu không xử lý sớm có thể gây ra những biến chứng như:

  • Quá tải sắt: Bệnh nhân Thiếu máu Thalassemia có thể bị dư sắt trong cơ thể, đây là hậu quả của bệnh hoặc của việc truyền máu thường xuyên. Quá nhiều sắt có thể gây ra tổn hại đến tim, gan và hệ nội tiết (hệ thống này bao gồm các tuyến sản xuất các hoocmon trên cơ thể).
  • Nhiễm trùng: Bệnh nhân thiếu máu Thalassemia có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là khi lách đã bị cắt bỏ.

Trong các trường hợp thiếu máu Thalassemia nặng, có thể xảy ra các biến chứng sau:

  • Biến dạng xương: Thiếu máu Thalassemia làm cho tủy xương bị rộng ra khiến xương tăng kích thước. Kết quả là cấu trúc xương bị bất thường, đặc biệt là ở mặt và sọ. Sự mở rộng của tủy xương làm cho xương bị mỏng đi và bị giòn, khiến xương dễ bị gãy.
  • Lách to (cường lách): Lách giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng và lọc các chất không muốn như các tế bào máu già và bị tổn hại. Bệnh khiến lách to ra và phải làm việc nhiều hơn bình thường. Cường lách khiến cho thiếu máu nặng hơn và rút ngắn đời sống của tế bào hồng cầu được truyền vào cơ thể. Nếu lách quá to, bác sĩ có thể sẽ đề nghị căt bỏ lách.
  • Chậm phát triển: thiếu máu sẽ gây ra sự chậm phát triển ở trẻ và cũng có thể trì hoãn sự dậy thì.
  • Các vấn đề về tim: các vấn đề về tim như là suy tim sung huyết và các loại nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp) có thể xảy ra khi mắc bệnh thiếu máu Thalassemia nặng.

Trình Dược viên chia sẻ về bệnh thiếu máu Thalassemia

Trình Dược viên chia sẻ về bệnh thiếu máu Thalassemia

Hiện nay việc điều trị thiếu máu Thalassemia tùy thuộc vào type bệnh và sự nghiêm trọng của bệnh. Với bệnh ở thể nhẹ có thể bệnh nhân cần truyền máu, thường là sau phẫu thuật, sinh nở hoặc khi kiểm cần kiểm soát các biến chứng.

Trường hợp nặng, thiếu máu thường xuyên thì cần truyền máu liên tục. Tuy nhiên, việc truyền máu liên tục sẽ gây tăng lượng sắt trong máu, làm hại tim, gan và các cơ quan khác. Do đó, cần phải sử dụng các loại thuốc tân dược có tác dụng thải sắt.

Cấy tế bào gốc: hay còn được gọi là cấy tủy xương, cấy tế bào gốc có thể là lựa chọn điều trị trong một số trường hợp, bao gồm các trẻ sinh ra với Thiếu máu Thalassemia nghiêm trọng. Cách này có thể hạn chế việc phải truyền máu suốt đời và dùng thuốc thải sắt. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được cấy tế bào gốc tương thích từ người cho thích hợp (thường là anh chị em ruột).

Nguồn: trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Định nghĩa và triệu chứng của Virus Herpes Simplex

Virus Herpes gây ra các triệu chứng như nổi mụn rộp, mụn nước tại các ...

Trình dược viên