Công dụng của cây Đại kế trong các bài thuốc chữa bệnh - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Cây thuốc » Công dụng của cây Đại kế trong các bài thuốc chữa bệnh

Công dụng của cây Đại kế trong các bài thuốc chữa bệnh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Đại kế hay còn được gọi với tên thông dụng khác là Thích kế, dã thích thái hay Ô rô. Đây là một loại cây thuốc với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Sau đây các bạn đọc hãy cùng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu sơ lược về một công dụng của loại thảo được này nhé!

Đại kế với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Đại kế với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người

Thông tin về cây Đại kế

Cây đại kế là loại cây thuộc họ Cúc Asteraceae, tên khoa học là Cnicus japonicus. Đại kế là loại cỏ sống lâu năm, rễ phình thoi dài, có nhiều rễ phụ, thân cao 58cm -100 cm hay hơn, thân màu xanh có nhiều rãnh dọc, nhiều lông. Đại kế thường mọc hoang nhiều ở nước ta, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Đại kế có lá ở góc dài 20cm-40 cm hay hơn, rộng 5cm -10 cm, hai lá sẻ lông chim, thành thùy mặt trên nhẵn, méo có gai dài, lá ở thân không cuống chia thùy. Càng lên trên càng nhỏ và chia đơn giản hơn, cụm hoa hình đầu mọc ở kẽ lá hay đầu cành, đường kính chừng 3cm-5 cm. Lá bắc hẹp nhọn, không đều, lá ngoài ngắn và rất nhọn, không đều, lá ngoài ngắn và rất nhọn, lá bắc trong có đầu mềm hơn, tất cả đều ít lông, có gân chính giữa nổi rõ. Đại kế thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, cánh hoa màu tím đỏ, quả thuôn dài 4mm, nhẵn, hơi dẹt. Mùa quả vào các tháng 5-9.

Theo đông y, Đại kế có tính mát, vị ngọt đắng có tác dụng: làm mất máu, làm tan máu ứ, cầm máu, tiêu sưng tấy. Chủ yếu chữa thổ huyết, tiểu tiện ra máu, máu cam, bị đánh hay ngã mà chảy máu băng đới, còn có tác dụng làm mát huyết, tiêu thũng, thông sữa.

Đại kế và một số thành phần hóa học

Về thành phần học học các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Cây chứa tinh dầu, glucozit; trong lá có pectolinarin, stigmasterol, alkloid, tinh dầu, taraxasteryl, alpha amyrin beta-amyrin, acetate, beta-sitosterol, pectolinarin.

Một số bài thuốc chữa bệnh vận dụng với cây Đại kế

Đại kế thường mọc hoang nhiều nước ta

Đại kế thường mọc hoang nhiều nước ta

  • Chữa tăng huyết áp: Đại kế cả rễ 30 g, hạ khô thảo, hy thiêm thảo mỗi vị 20g. Cho vào ấm đổ 700 ml nước sắc nhỏ lửa 30 phút, uống thay trà hàng ngày. 15 ngày một liệu trình.
  • Trị bị thương sưng đau, bầm tím: Ðại kế 30g; mộc thông, kim ngân hoa, ngưu tất, sinh địa mỗi vị 20 g. Tất cả cho vào ấm, đổ 750ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300 ml nước chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 1 tuần.
  • Chữa rong kinh: Đại kế 25 g, trắc bá (sao), lá sen, thiến thảo, rễ cỏ tranh, dành dành (sao vàng), mỗi vị 20 g. Tất cả cho vào ấm đổ 550ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250 ml, chia 2 lần, uống trong ngày thuốc còn ấm. Dùng 15 ngày trước chu kỳ kinh. 10 ngày một liệu trình.
  • Trị các chứng mụn nhọt (chưa vỡ mủ): Lá đại kế 30g, rửa sạch, để ráo nước giã nhỏ thêm chút nước vắt lấy thuốc để riêng. Thuyên thảo, địa du, ngưu tất mỗi vị 10 g, kim ngân hoa 30g. Tất cả cho vào ấm đổ ngập nước, sắc nhỏ lửa 20 phút. Lấy nước thuốc trộn với nước lá đại kế. Chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Ngoài ra, dùng cả cây tươi đại kế lượng vừa đủ giã nát đắp ngoài vào mụn nhọt.
  • Chữa phù do thận, dùng ngoài trị vết thướng chảy máu: Đại kế rửa sạch, giã nát, đắp, băng dịt vào vết thương hoặc các mụn nhọt sưng đau. Cũng có thể dùng cây tươi, với lượng 100g – 150g, giã nát, vắt lấy dịch uống. Khi uống thuốc cần kiêng các thức ăn mang tính kích thích, cay nóng như rượu bia, ớt, hạt tiêu, rau răm, tối…
  • Chữa thổ huyết, chảy máu mũi, rong kinh, tiểu ra máu: Đại kế, Trắc bá sao, Lá Sen, Thiến thảo. Rễ cỏ tranh, Dành dành sao già, mỗi vị 20g, sắc uống.
  • Trị các chứng chảy máu cam, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, băng huyết, rong kinh: Dùng riêng đại kế, sắc uống với liều 9 – 15g. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
  • Chữa xơ cứng vùng tiêm: Phan thúc Mẫn dùng bột Đại kế và bột theo tỷ lệ 1:1 trộn đều gia nước đủ thành hồ đặc đắp lên vùng tiêm 6 – 8 giờ thay 1 lần, ngày đắp 2 lần, theo dõi 500 ca đều tốt, nhanh 2 – 3 lần, chậm 6 – 8 lần, trung bình 3 – 5 lần, tổ chức xơ cũng mềm và hết đau ( Tạp chí Y Học thực dụng 1985, 1 (2):40).

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết những người bệnh nhân tỳ vị hư hàn thận trọng khi dùng đại kế.

x

Check Also

Cây chỉ thiên có tác dụng gì và sử dụng như thế nào để trị bệnh hiệu quả?

Cây chỉ thiên, loài cỏ mọc hoang phổ biến ở Việt Nam, là một loại ...

Trình dược viên