Cúc tần hay còn được gọi với tên khác như Đại ngải, cây từ bi hay hoa mãi não… Đây là một cây thuốc Đông y, được vận dụng vào nhiều bài thuốc lâm sàn. Sau đây các bạn hãy cũng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu hơn về loại thảo dược đặc biệt này nhé!
- Chữa bệnh bằng Cà tìm liệu bạn đã biết?
- Tìm hiểu công dụng tuyệt vời của cây mía dò
- Khám phá công dụng đặc biệt của cây Bạch quả với sức khỏe con người
Cúc tần là loại cây mọc hoang hay được trồng làm hàng rào
Cúc tần và một vài thông tin cần biết
Cúc tần có tên khoa học là Pluchea indica (L.) Less; thuộc họ Cúc – Asteraceae. Là loại cây bụi cao từ 1m đến 2m có cành mảnh. Lá mọc so le, hình gần bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép khía răng. Cụm hoa hình ngù, mọc ở ngọn các nhánh. Đầu có cuống ngắn màu tim tím, thường xếp 2-3 cái một; lá bắc 4-5 dây; hoa cái xếp trên nhiều dây; hoa lưỡng tính ở phía giữa. Quả bế hình trụ thoi, có 10 cạnh. Toàn cây có lông tơ và mùi thơm. Cúc tần thường ra quả vào tháng 2 đến tháng 6 dương lịch hàng năm.
Theo đông y, Cúc tần có vị hơi đắng, cay, mùi thơm, tính ấm có tác dụng tán phong hàn, lợi tiểu, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu đờm, sát trùng, làm ăn ngon miệng, giúp tiêu hoá. Có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ, sát trùng, minh mục, tiêu thũng, thông kiếu, tiêu đàm, cường tim, hạ áp, tán uất hỏa. Làm giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp, tăng nhu động hô hấp, cầm máu, tiêu viêm, sát trùng.
Thành phần hóa học có trong cây cúc tần
Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong cây cúc tần có chứa một số thành hóa học cụ thể như sau: Trong lá cúc tần có chứa tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là bornéol, acid palmitic, cinéol, camphor, limonen, acid myristic và các sesquiterpen alcol… Trong cây đại bi còn chứa 18 chất triterpen như: Erythrodiol, acid hedragonic, acid maslinic, acid ajunolic, acid asiatic, acid hydroxyasiatic… Các chất có tác dụng chống dị ứng như: acid rosmarinic, astragalin, nicotinflorin bauerol… và các flavonoid như: trihydroxy flavon, tetrahydroxy flavon… Trong lá có tinh dầu và acid chlorogenic; trong lá tươi có 5,7 % protid, 1 % lipid, 5,1 % cellulos, 2,3% tro; 197 mg% Ca, 2,3mg% P, 5mg% Fe, 4,6mg % caroten, 15mg% vitamin C.
Ứng dụng cúc tần vào một số bài thuốc chữa bệnh hữu ích
Cúc tần với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người
- Trị ho do viêm khí quản: 20 g cúc tần già rửa sạch, băm nhỏ, 2 nắm gạo, 3 g gừng tươi, cắt nhỏ, 50 g thịt lợn nạc băm nhuyễn. Tất cả đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi đói, ngày 3 lần, ăn liên tục 3 ngày sẽ đỡ.
- Trị đau đầu do suy nghĩ nhiều, tinh thần căng thẳng Cúc tần 50 g, hoa cúc trắng 50 g (xé nhỏ), đu đủ vừa chín tới 100 g, óc lợn 100 g. Cho cúc tần, hoa cúc trắng, đu đủ vào nồi, thêm 1 lít nước đun sôi. Sau đó cho óc lợn vào đun thêm 20 phút cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, 2 lần/ngày, ăn liền 1 tuần.
- Trị chấn thương, bầm giập Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.
- Thấp khớp, đau nhức xương Rễ cúc tần 15g -20 g, sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp với rễ trinh nữ 20g, rễ bưởi bung 20 g, đinh lăng 10g, cam thảo dây 10 g, sắc lấy nước uống. Dùng liên tục trong 5-7 ngày.
- Trị đau mỏi lưng Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.
- Chữa cảm sốt, Nhức đầu, ho, không có mồ hôi; Dùng Cúc tần 2 nắm, lá Sả 1 nắm, lá Chanh 1 nắm, sắc xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Chữa thấp khớp, đau nhức xương Dùng rễ Cúc tần 15g -20 g, sắc lấy nước uống. Có thể phối hợp với rễ Trinh nữ 20 g, rễ Bưởi bung 20 g, Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10 g, sắc lấy nước uống.