Đậu ván trắng và cách dùng làm bài thuốc giúp giảm nhiệt và đào thải độc tố - Trình dược viên
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Bài thuốc » Đậu ván trắng và cách dùng làm bài thuốc giúp giảm nhiệt và đào thải độc tố

Đậu ván trắng và cách dùng làm bài thuốc giúp giảm nhiệt và đào thải độc tố

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Đậu ván trắng thuộc nhóm thuốc bổ dưỡng, còn được gọi là bạch biển đậu hoặc biển đậu, được sử dụng để giúp giảm nhiệt, đào thải độc tố, phòng chống cảm nắng và say nắng.

<center><em>Đậu ván trắng, quả non để ăn; quả già lấy hạt để làm thuốc</em></center>

Đậu ván trắng, quả non để ăn; quả già lấy hạt để làm thuốc

Đậu ván trắng: Đặc điểm và công dụng trong chưa bệnh

Đậu ván trắng là một loại cây leo, được trồng rộng rãi để thu hoạch quả non để ăn. Quả trưởng thành được sử dụng để lấy hạt làm thuốc. Sau khi hái về, hạt đậu được tách ra, phơi khô và bảo quản để sử dụng sau này.

Bác sĩ YHCT, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: theo Đông y, đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ấm, không độc, có tác dụng kiện tỳ, hòa trung, trừ thấp và giải độc. Nó được sử dụng để bổ tỳ vị, chữa táo bón, giải khát, giảm đau bụng, tăng cường tiêu hóa, chữa ngộ độc thực phẩm (do ăn gia cầm, tôm, cá có độc gây ra dị ứng hoặc ngộ độc).

Ngoài hạt đậu, lá đậu ván trắng cũng được sử dụng để chữa trị các bệnh tiêu chảy, viêm ruột cấp tính, nhọt độc và chấn thương phần mềm. Hoa của đậu ván trắng có tác dụng kiện tỳ hòa vị, giúp thanh lọc cơ thể, chữa bệnh tiêu chảy, cảm nắng, say nắng và chuột rút. Rễ của đậu ván trắng có tác dụng giảm đau, chữa các bệnh đau nhức khớp xương và tê bì tay chân.”

Đậu váng trắng và các cách sử dụng làm bài thuốc chữa bệnh

Để chữa phát sốt, phiền táo, tiểu tiện không thông: Lấy 50gr đậu ván trắng cả vỏ, sắc kỹ với nước, chắt lấy nước, để nguội, sau đó chia thành 2 phần và uống trong ngày.

Sử dụng để phòng chống cảm nắng trong các tháng hè, giảm mệt mỏi và khát nước: Lấy 9gr đậu ván trắng, 8gr lá vối và 4gr cam thảo (nướng), sắc nước uống thay trà trong ngày.

Để chữa cảm sốt, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy: Lấy 12gr đậu ván trắng, 9gr hoắc hương, sắc nước uống thay trà, uống trong ngày.

Sử dụng để chữa sốt nóng hầm hập, cơ thể bứt rứt, khó ngủ: Lấy 24gr hạt đậu ván trắng, 24gr vỏ quả dưa hấu, 24gr thân rễ trúc diệp và 24gr lá sen, sắc nước uống.

Để chữa chứng đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, tiểu tiện ít: Hạt đậu ván trắng 12gr, rau má sao vàng 10gr, sa nhân 8gr, hoắc hương 8gr, hương phụ 8gr, hạt mã đề 8gr, gừng 2gr sắc kỹ các loại và uống nước thuốc.

Nếu bạn bị miệng nôn trôn tháo hoặc chuột rút ở chân tay: bạn có thể dùng hoa đậu ván 15-20g luộc với 1 quả trứng gà. Sau đó, ăn trứng và uống nước thuốc.

<center><em>Đậu ván trắng bổ dưỡng, hạ nhiệt, giải độc, phòng cảm nắng, say nắng</em></center>

Đậu ván trắng bổ dưỡng, hạ nhiệt, giải độc, phòng cảm nắng, say nắng

Chữa bệnh đường tiết niệu và tiểu ra máu: Lá đậu ván tươi 20-30gr sau khi sao vàng, sắc với nước và chia thành 3 lần để uống trong ngày.

Chữa bệnh tử điến (ban xuất huyết): Hạt đậu ván trắng 100gr, hồng táo (táo tầu) 20gr, đường phèn 50gr sắc các loại cùng với nước. Chia thành uống trong ngày 2 lần/ ngày.

Thuốc giải độc: Lấy hạt đậu ván trắng 1kg đem rang chín, rồi nghiền ra thành bột mịn, hòa cùng với nước sôi để nguội, uống 3 lần/ngày, 12r/lần uống, liên tiếp dùng trong nhiều ngày. Đây là phương pháp giúp giải độc rất tốt.

Trong trường hợp bị ngộ độc: có thể nghiền nát 20gr hạt đậu ván trắng sống, hòa với nước sôi để nguội uống để sơ cứu.

Chữa say nấm độc: Phối hợp lá hoặc quả đậu ván trắng cùng với các loại lá khế, lá lốt, mỗi loại chuẩn bị 30gr – 50gr, để tươi, rửa thật sạch, vò nát, lọc để lấy nước uống.

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ thêm: để chữa chứng viêm họng, người ta nhai lá đậu ván trắng tươi với lại một ít muối và nuốt nước dần dần, bên cạnh những tác dụng khác của nó.

Phòng chứng tiêu chảy ở trẻ em: Nấu với nước hạt đậu ván trắng 8g (sao vàng), vỏ cây vối 8g, mạch nha 6g, sau đó uống nước nấu.

Bài viết mang tính chất tham khảo, nên tham khảo thêm tư vấn của thầy thuốc để đảm bảo sử dụng hợp lý cho từng đối tượng phù hợp.

Nguồn trinhduocvien.edu.vn tổng hợp và chia sẻ

x

Check Also

Cách dùng nhân sâm điều trị bệnh đái tháo đường

Các nghiên cứu về dược lý đã xác nhận rằng nhân sâm mang lại nhiều ...

Trình dược viên