Cây tử uyển hay còn được gọi với tên khác là Dạ ngưu bàng hay Thanh uyển. Tử uyển được biết đến là một cây thuốc quý được các bác sĩ y học cổ truyền áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh cực kì hữu ích.
- Công dụng của cây Đại kế trong các bài thuốc chữa bệnh
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây Bọ mắm
- Rau đắng và vô số bài thuốc chữa bệnh hữu ích
Tử uyển thường mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta
Sơ lược thông tin về cây Tử uyển
Tử uyển có tên khoa học là Aster root, purple aster root . Cây phân bố chủ yếu ở Trung quốc. Ở Việt Nam có thấy mọc ở miền Bắc Việt nam nhưng chưa hoặc ít được khai thác, ta còn phải nhập của Trung quốc.
Về đông y, tử uyển có vị đắng, tính ôn. Vị thuốc từ rễ cây tử uyển có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, hóa đờm, hạ khí. Dùng trị ho có đờm, viêm họng, hen suyễn, viêm Phế quản cấp và mạn tính….
Thành phần hóa học có trong Tử uyển
Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM chia sẻ trong tử uyển có chứa: Astersaponin, quercetin, shionone, epifriedelinol, friedelin, anethole, aleic acid, lachnophyllol, lachnophyllol acetate, aromatic acid.
Một số nghiên cứu khác áp dụng thực nghiệm cho thấy:
- Trong thuốc có chiết xuất được thành phần có tác dụng kháng tế bào ung thư.
- Nước sắc Tử uyển cho mèo uống không làm giảm ho nhưng chiết xuất chất ceton Tử uyển trên thực nghiệm có tác dụng giảm ho.
- Thuốc có Saponin của tử uyển cho thỏ uống làm tăng chất tiết khí quản vì thế có tác dụng hóa đàm.
- Có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn đại tràng, lỵ Shigella sonnei, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, Pseudomonas aeruginosa, phẩy khuẩn thổ tả.
- Saponin của Tử uyển có tác dụng tán huyết mạnh, không nên chích tĩnh mạch.
Một vài bài thuốc chữa bệnh vận dụng với cây Tử uyển
Tử uyển với nhiều công dụng chữa bệnh hữu dụng
- Chữa hen phế quản: Tử uyển 12g, tế tân 12g, khoản đông hoa 12g, đại táo 12g, ma hoàng 10g, ngũ vị tử 10g, bán hạ chế 8g, xạ can 6g, gừng sống 4g, sắc uống trong ngày.
- Trị suy nhược cơ thể do phế hư: Tử uyển 12g, ngũ vị tử, tang bạch bì, thục địa, đản sâm, hoàng kỳ mỗi vị 10g, sắc uống trong ngày.
- Trị ho gà ở giai đoạn hồi phục: Tử uyển 8 g, bách bộ 8g, rễ qua lâu 16g, sa sâm 12g, mạch môn 12 g, sắc uống trong ngày.
- Chữa ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính: Tử uyển 10g, khoản đông hoa 10g, thổ bối mẫu 10g, hạnh nhân 10g, cát cánh 10g, cam thảo 3g, sắc uống ngày 1 thang.
- Trị lao phổi: Tử uyển 12g, bạch truật 12 g, đảng sâm 12g, cỏ nhọ nồi 12g, thổ phục linh 8g, bách hợp 8 g, cam thảo 6g, ngũ vị tử 6g, thổ bối mẫu 6g, sắc uống ngày 1 thang.
- Trị ho, hen có đờm khò khè: Tử uyển 12 g, bách bộ 12g, cát cánh 8g, mạch môn 8g, kinh giới 8g, trần bì 6 g, cam thảo dây 6g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400 ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Bên cạnh những lợi ích mà cây tử uyển mang lại thì các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM còn khuyến cáo rằng Không nên dùng nhiều và dùng độc vị. Trường hợp ho khan không đàm, Phế nhiệt không dùng.