Theo Trình dược viên, đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh khá phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét dạ dày là gì? Những biến chứng nguy hiểm có thể sảy ra với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người bệnh ước tính khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày.
Đó thực sự là một con số đáng báo động và góp phần làm gánh nặng xã hội tăng lên. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng lao động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, thậm chí nhiều trường hợp bệnh nặng hoặc biến chứng sẽ gây ra tử vong. Vì vậy việc phòng ngừa và điều trị bệnh đau dạ dày viêm loét là tối quan trọng, càng phát hiện và điều trị sớm thì bệnh càng dễ chữa. Tuy nhiên việc không có đầy đủ kiến thức về bệnh cũng như tin vào những lời quảng cáo rầm rộ trên báo đài hiện nay khiến cho người bệnh loay hoay trong vòng luẩn quẩn tốn tiền, mất nhiều thời gian mà bệnh vẫn không khỏi thậm chí còn nặng hơn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày
Do sử dụng thuốc tây: Có 3 loại thuốc chủ yếu dễ gây ra tổn thương cho niêm mạc dạ dày, đó là: nhóm axit acetylsalicylic; hai là các loại thuốc chống viêm, chữa khớp; ba là thuốc hormone như sterol. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, vì vậy nên hạn chế tránh dùng những loại thuốc này. Nếu cần thiết phải dùng thì nên uống đúng liều lượng và liệu trình theo chỉ định của bác sĩ.
Căng thẳng kéo dài: Trạng thái căng thẳng, buồn phiền, tức giận sẽ nhanh chóng được khuếch tán tới các cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật gây mất cân bằng cho chức năng dạ dày, đường ruột; axit hydrochloric và pepsin tăng tiết khiến cho huyết quản dạ dày, môn vị co thắt, tầng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị thương tổn, hình thành bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh thường bị đau khi công việc căng thẳng, lo lắng nhiều, buồn rầu, tức giận hoặc sợ hãi.
No đói không đều: Khi đói, axit hydrochloric và các chất xúc tác trong dạ dày ở nồng độ khá cao dẫn tới tình trạng “tự tiêu hóa” niêm mạc. Khi ăn quá no lại dễ làm tổn thương “cơ chế” tự bảo vệ của dạ dày vì vỏ dạ dày nở to, thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu. Khi ăn uống thất thường, không đúng bữa, không được nghỉ ngơi, bệnh sẽ dễ phát và tái phát, đây chính là nguyên nhân gây đau dạ dày viêm loét mà chúng ta thường hay mắc phải.
Ăn tối quá no: Có một số người thường xuyên bổ sung dinh dưỡng tập trung vào buổi tối vì cả ngày đi làm, buổi trưa không có thời gian, hoặc có người quen ăn thêm gì đó trước lúc đi ngủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không an giấc, dễ tăng cân. Đồng thời còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày bài tiết quá nhiều axit hydrochloric, gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Ăn nhanh hoặc vừa ăn vừa xem ti vi: Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ trải qua các giai đoạn “ngâm mềm”, nghiền nát, tiêu hoá. Nếu khi ăn nhai không kỹ, ăn nhanh nuốt vội, thức ăn chưa được nghiền nhỏ thì sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, kéo dài thời gian lưu giữ thức ăn trong dạ dày, dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, nhai chậm, nhai kỹ có thể tăng tiết dịch tụy, từ đó làm cho dịch mật và axit hydrochloric giảm, rất có lợi cho dạ dày.
Uống quá nhiều rượu: Nguyên nhân viêm loét dạ dày do rượu là rất cao, rượu có tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn có thể gây ra xơ gan và viêm tuyến tuỵ mãn tính, từ đó làm cho dạ dày tổn thương nặng thêm.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân gây đau dạ dày, viêm loét bởi sử dụng các hoá chất và do các bệnh tự miễn khác.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày
Chảy máu dạ dày (nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi…) Đây là tình trạng nguy cấp có thể ảnh hưởng tính mạng.
Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp…) Đây cũng là tình trạng nguy cấp ảnh hưởng tính mạng).
Gây ung thư dạ dày, là tình trạng khá phổ biến ở bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính.