Tìm hiểu tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây đu đủ
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Thuốc Đông Dược » Tìm hiểu tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây đu đủ

Tìm hiểu tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây đu đủ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 2,33 out of 5)
Loading...

Đu đủ được biết đến như một loại thực phẩm được nhiều gia đình sử dụng trong bữa ăn hàng ngày nhưng ít ai biết rằng đu đủ còn có công dụng làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu cây đu đủ

Tìm hiểu cây đu đủ

Tìm hiểu cây đu đủ

Đu đủ là một loại cây ăn quả, có tên khoa học là Carica papaya và ngày nay được trồng phần lớn ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Đu đủ thuộc họ cây thân thảo to, có nhánh, cao từ 3–10 m. Lá to hình chân vịt, cuống dài, đường kính 50–70 cm, có khoảng 7 khía. Hoa trắng hay xanh, đài nhỏ, vành to năm cánh. Quả đu đủ to tròn, dài, khi chín mềm, hạt màu nâu hoặc đen tùy từng loại giống, có nhiều hạt.

Theo các giảng viên giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì trong đu đủ lượng beta-carotene nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta carotene là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò là chống oxy hoá mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, chống khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng. Ngoài ra, trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin như A, C, B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt và kẽm. Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và carotene nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Công dụng chữa bệnh

Công dụng chữa bệnh

Công dụng chữa bệnh

Lá đu đủ có thể giả nát chữa mụn nhọt, chất chiết xuất từ lá đu đủ cũng như trà được làm từ lá đu đủ có thể giúp chống khối u, đu đủ có tác dụng chống các khối u cổ tử cung, vú, gan, phổi và tuyến tụy hiệu quả như các loại thuốc tân dược. Chiết xuất từ lá đu đủ giúp kích thích sản sinh các phân tử giúp điều hòa hệ miễn dịch. Ngoài ra, chiết xuất từ lá đu đủ không gây tác dụng phụ cho các tế bào bình thường.

Đặc biệt, hoa đu đủ đực lại chính là một trong những vị thuốc đông dược được dùng phổ biến để chữa ho. Khi dùng làm thuốc cần chọn hoa mới nở ngay tại cây, thường dùng tươi.

Quả đu đủ giàu vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, các Vitamin B, vitamin B-6, vitamin B-1 và riboflavin rất tốt cho hệ tiêu hóa, thường xuyên ăn đu đủ sẽ phòng được chứng táo bón. Trong đu đủ có chứa hợp chất có tác dụng làm giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành các chấn thương. Ngoài ra, đu đủ còn có chứa nhiều vitamin C, E và betacarotene nên có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm ở mức cao nhất, Vitamin C và A do đu đủ cung cấp cho cơ thể sẽ giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn, nhất là nguy cơ phòng chống các loại bệnh thường xuất hiện khi giao mùa như: cảm, cúm, viêm tai… Đặc biệt, hạt đu đủ ẩn chứa nhiều tác dụng ít được biết đến. Những hạt đu đủ nhỏ có chứa thuộc tính chống khuẩn giúp phòng ngừa suy thận, thanh lọc gan và đào thải độc tố.

Làm đẹp từ đu đủ

Làm đẹp từ đu đủ

Làm đẹp từ đu đủ

Bên cạnh việc “chăm sóc” đường tiêu hóa khi dùng đu đủ như thực phẩm thì đu đủ cung cấp ít năng lượng và chứa nhiều chất dinh dưỡng rất phù hợp với chế độ giảm cân.

Trong đu đủ chứa nhiều enzyme tự nhiên, dễ dàng thấm sâu vào làn da giúp đẹp da, mau lành các tổn thương trên da. Đu đủ cũng có tác dụng tẩy tế bào da chết, hồi phục sự tươi trẻ cho làn da nên có thể sử dụng đu đủ làm mặt nạ hay hỗn hợp massage da mặt. Sử dụng thường xuyên với da mụn cũng đem lại hiệu quả bất ngờ.

Những lưu ý khi sử dụng đu đủ

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng đu đủ để chữa bệnh được các giảng viên Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền chỉ ra bao gồm:

  • Không ăn quá nhiều và liên tục vì sẽ dẫn đến thừa lượng beta-carotene và gây vàng da. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ mất khi ngừng ăn đu dủ.
  • Không nên ăn hạt đu đủ bởi trong hạt đu đủ có chứa chất độc gọi là carpine. Với một số lượng lớn carpine sẽ làm bạn bị rối loạn mạch đập và làm suy nhược hệ thống thần kinh.
  • Loại quả này giàu đường nên cũng không dùng nhiều cho người đường huyết cao. Hạn chế dùng lạnh vì bản thân đu đủ có tính hàn.
  • Đu đủ chín có tính nhuận tràng, nên kiêng với những trường hợp đang đi ngoài hay đang uống các thuốc nhuận tẩy của Đông Tây y.

Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Bài thuốc Đông y trị hen phế quản hữu hiệu

Dưới đây là chia sẻ một số bài thuốc Đông y trị bệnh viêm phế ...

Trình dược viên