Trình Dược Viên chia sẻ thông tin về bệnh phong thấp
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình Dược Viên chia sẻ thông tin về bệnh phong thấp

Trình Dược Viên chia sẻ thông tin về bệnh phong thấp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...

Phong thấp là một căn bệnh rất thường gặp ở những người cao tuổi. Bệnh gây ra những cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người bệnh.

Thông tin về bệnh phong thấp

Thông tin về bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp là gì?

Phong thấp hay còn gọi phong tê thấp là thuật ngữ đề cập đến tình trạng xương khớp và các cơ quan bên trong cơ thể bị sưng. Đây là bệnh lý tự miễn, xuất hiện khi kháng thể tấn công ngược tế bào khỏe mạnh có trong cơ thể.

Theo các Trình Dược Viên cho biết phong thấp gây ảnh hưởng chủ yếu đến dây chằng, cơ bắp, xương khớp, làm xuất hiện các triệu chứng như: sưng, đau, viêm, nóng đỏ hay cứng khớp. Triệu chứng bệnh có chiều hướng nghiêm trọng hơn vào buổi sáng, khi thời tiết chuyển lạnh. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể như mắt, da.

Giới chuyên môn vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây dạng rối loạn tự miễn này, chỉ viết bệnh liên quan mật thiết đến các yếu tố: truyền nhiễm, di truyền, chấn thương, sử dụng chất kích thích, tiền sử mắc bệnh lý xương khớp…

Bệnh phong thấp có thể chữa được không?

Theo Các giảng viên Cao Đẳng Vật Lý Trị Liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh phong thấp dứt điểm. Mục đích của các liệu pháp điều trị chủ yếu tập trung đến việc giảm đau, kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Mặc dù không có khả năng điều trị tận gốc, song nhiều số liệu thống kê cho thấy có khoảng 5 – 10% bệnh nhân có thể thuyên giảm mà không cần đến điều trị. Các trường hợp khác đáp ứng tốt với điều trị nội khoa nếu phát hiện sớm và điều trị tích cực.

Các trường hợp phát hiện bệnh chậm, điều trị không tích cực có thể để lại di chứng tật nguyền hoặc mất chức năng một số cơ quan vĩnh viễn. Vì vậy, ngay khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định biện pháp điều trị phù hợp.

Mặc dù bệnh phong thấp không để chữa trị triệt để, nhưng vẫn có một số biện pháp được đưa ra nhằm hỗ trợ điều trị và làm giảm cơn đau nhức do bệnh gây ra, ví dụ như:

Sử dụng thuốc tây

Thuốc tân dược chữa phong thấp là giải pháp được áp dụng phổ biến. Các loại thuốc được dùng trong điều trị phổ biến tại các cơ sở chuyên khoa gồm có:

  • Thuốc chống viêm không steroid (Aspirin, Diclofenac Sodium): thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm.
  • Thuốc kiếm soát hệ miễn dịch (MTX, AZA, CTX…): thuốc ức chế hệ miễn dịch sản sinh chất trung gian gây viêm.
  • Thuốc Corticosteroid đường uống (Prednisone): giảm viêm, giảm nhanh cơn đau cấp tính, hỗ trợ điều trị phong thấp.
  • Thuốc sinh học: Abatacept, Baricitinib.
  • Thuốc tây trị phong thấp có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh chóng. Tuy nhiên, các loại thuốc đặc trị này có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng. Vì thế, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt cách sử dụng, liều dùng theo tư vấn và chỉ định của chuyên gia để tránh bị ảnh hưởng bởi tác dụng không mong muốn.

Điều trị bệnh phong thấp như thế nào?

Điều trị bệnh phong thấp như thế nào?

Sử dụng biện pháp vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu được dùng trong điều trị bệnh phong thấp gồm có:

  • Xoa bóp, bấm huyệt: day, ấn vào các huyệt để giảm sưng, đau, viêm khớp.
  • Châm cứu: điện châm hoặc châm để kích thích hệ thần kinh qua da, đem lại hiểu quả điều trị.
  • Liệu pháp nhiệt: bao gồm chườm nóng, chiếu sóng viba, chiếu tia hồng ngoại, xông hơi, liệu pháp giúp giảm nhanh triệu chứng đau, sưng, viêm.
  • Nắn chỉnh khớp: khi triệu chứng bệnh nghiêm trọng, phương pháp nắn, chỉnh khớp có thể được chỉ định để hạn chế biến dạng khớp, giúp bệnh nhân vận động dễ dàng hơn.
  • Bài tập phục hồi chức năng: bệnh nhân thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của chuyên gia y tế để giảm đau và cải thiện triệu chứng bệnh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định trong khi bệnh tiến triển nặng, gây biến dạng hoặc mất hẳn chức năng xương khớp. Lúc này, chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám và thực hiện phẫu thuật loại bỏ khớp, thay khớp bằng bộ phận nhân tạo. Phẫu thuật có thể giúp bệnh nhân sinh hoạt bình thường. Tuy vậy, bạn có thể đối mặt với biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh và có nguy cơ thay khớp lần hai.

Nguồn: trinhduocvien.edu.vn

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên