Trình Dược viên chia sẻ thông tin về thuốc Klamentin 250/31.25
Cao đẳng Dược TPHCM
Home » Kiến thức Y Dược » Trình Dược viên chia sẻ thông tin về thuốc Klamentin 250/31.25

Trình Dược viên chia sẻ thông tin về thuốc Klamentin 250/31.25

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 2,00 out of 5)
Loading...

Klamentin 250/31.25 là thuốc điều trị ngắn hạn các nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu, da và mô mềm, xương và khớp. Sau đây trình Dược viên chia sẻ thông tin về thuốc Klamentin 250/31.25

Thông tin về thuốc Klamentin 250/31.25

Các Trình dược viên sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về thuốc Klamentin 250/31.25, giúp bạn có những thông tin nhất định về sản phẩm để có thể sử dụng an toàn và hiệu quả.

Nhà sản xuất:

DHG Pharma

Thành phần Mỗi gói

Amoxicilin (dạng Amoxicilin trihydrat) 250 mg, acid clavulanic (dạng kali clavulanat) 31.25 mg.

Trình bày/Đóng gói

Dạng bào chế: Đóng gói

Klamentin 250/31.25 Cốm pha hỗn dịch uống 1 g x 24 × 1’s

Chỉ định/Công dụng

Thuốc Klamentin 250/31.25 dùng để điều trị ngắn hạn các nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu, xương và khớp, da và mô mềm. Thậm chí thuốc Klamentin có tính diệt khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn kể cả dòng tiết beta-lactamase đề kháng ampicilin và amoxicilin.

Hướng dẫn liều dùng sử dụng

Liều dùng tính theo amoxicilin. Trẻ em ≥ 3 tháng tuổi bị viêm xoang, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn đường hô hấp:

  • Ở trường hợp nhiễm khuẩn nặng: 45 mg/kg/ngày, chia 2 lần.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ: 25 mg/kg/ngày, chia 2 lần. Điều trị không được quá 14 ngày mà không khám lại. Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý: Nên chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Klamentin 250/31.25 có thể gây bội nhiễm nếu điều trị kéo dài, không nên sử dụng đối với trường hợp phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Klamentin250/31.25

Hòa thuốc trong 1 gói với khoảng 5-10mL nước, khuấy đều trước khi uống. Lưu ý: Uống thuốc ngay trước bữa ăn để giảm thiểu hiện tượng không dung nạp thuốc ở dạ dày-ruột.

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với cephalosporin và penicilin.
  • Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
  • Tiền sử vàng da hay rối loạn chức năng gan khi dùng penicilin.
  • Suy gan/thận nặng.

Theo cac Dược sĩ, Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Thuốc Klamentin có thể gây ra các phản ứng phụ như: nôn, buồn nôn, tiêu chảy. Trường hợp ít gặp có thể là viêm gan, tăng bạch cầu ái toan, ngứa, ban đỏ, phát ban, vàng da ứ mật. Hiếm gặp bao gồm: phản ứng phản vệ, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, viêm đại tràng giả mạc, phù Quincke, thiếu máu tan máu, viêm thận kẽ, h/c Stevens-Johnson.

Phân loại (US)/thai kỳ

Mức độ B: Theo các nghiên cứu về sinh sản trên động vật, các nhà khoa học không tìm thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản) tuy nhiên chúng lại không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau).

Phân loại MIMS: Penicillin [Penicillins]

Phân loại ATC: Used in the systemic treatment of infections. J01CR02 – amoxicillin and enzyme inhibitor; Belongs to the class of penicillin combinations, including beta-lactamase inhibitors.

Tương tác

Probenecid làm giảm sự bài tiết amoxicilin ở ống thận, do đó làm gia tăng nồng độ amoxicilin trong máu. Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và đông máu, làm giảm tác động của thuốc ngừa thai đường uống.

x

Check Also

Có ảnh hưởng gì đối với thai nhi nếu mẹ mắc bệnh đái tháo đường?

Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh đái tháo đường không kiểm soát tốt mức ...

Trình dược viên