Sự thay đổi của các hooc môn khi mang thai dẫn đến nhiều vấn đề về răng miệng. Nhưng các Trình dược viên chuyên nghiệp cho biết, cách vệ sinh răng miệng ở các mẹ bầu không đơn giản.
- Những thực phẩm tuyệt đối nên tránh trong thai kỳ
- Trình dược viên hướng dẫn cách chọn thuốc giảm đau an toàn cho thai phụ
Nguyên nhân gây bệnh răng miệng ở mẹ bầu
Theo Kiến thức Y dược, do trong thời kỳ đầu của thai kỳ (từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ) hầu hết thai phụ đều có chung cảm giác nghén mà có thể gây nôn và buồn nôn nên thường hay ăn vặt ngậm kẹo để giảm đi cảm giác nôn nao khó chịu, thậm chí có nhiều thai phụ còn ít đánh răng vì khi đưa bàn chải vào miệng là thấy buồn nôn. Ngoài ra, sự thay đổi sinh lý bao gồm cả sự thay đổi chế độ ăn của thai phụ như thèm ăn một số thức ăn đặc biệt như: bánh, kẹo, hoặc mía, dưa chua, sấu … và thai phụ thường xuyên ăn bữa phụ giữa xen kẽ các bữa ăn chính, chính điều này đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và gây nên hiện tượng sâu răng.
Trong các giai đoạn tiếp theo của thai kỳ, các thai phụ cần một lượng lớn canxi hơn nhiều lần so với bình thường để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi nên lượng canxi có trong cơ thể của người mẹ luôn gặp tình trạng bị thiếu hụt. Đây cũng chính là một trong số các nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai là những người có nguy cơ mắc nhiều bệnh về sức khỏe và tình trạng răng miệng. Vì vậy, nếu người mẹ không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết và không bổ sung được canxi qua việc ăn, uống thì khả năng bị thiếu hụt canxi sẽ nghiêm trọng hơn, và bệnh đầu tiên gặp phải là các bệnh về răng miệng.
Mẹ bầu cần làm gì để vệ sinh răng miệng an toàn?
Để tránh được cảm giác buồn nôn khi chải răng bằng bàn chải, thai phụ có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa một cách thường xuyên để vệ sinh răng miệng, sau đó dùng nước muối đã được pha loãng để xúc miệng. Có thể thay đổi kem đánh răng có các mùi vị khác nhau và sử dụng bàn chải mềm hơn cũng là một trong những biện pháp tốt để tránh cảm giác buồn nôn.
Do thai phụ ăn nhiều bữa phụ nên sau mỗi lần ăn thai phụ cần súc miệng thật kỹ, có thể dùng nước muối ấm hoặc nước súc miệng dịu nhẹ để xúc miệng và đặc biệt chú ý là không được nuốt nước súc miệng.
Mặt khác, thai phụ cần thực hiện chế độ ăn đầy đủ và cân bằng các chế độ dinh dưỡng cần thiết để giúp bảo vệ răng miệng như chế độ ăn giàu vitamin C, A,… Đặc biệt là cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
Khi nào mẹ bầu nên đến bác sĩ?
Trong quá trình mang thai, nếu bị sưng lợi, chảy máu và gây đau … mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa răng hàm mặt để được khám và điều trị bệnh. Vì trong một số trường hợp, bệnh viêm nướu lợi thai kỳ có thể gây ra periodontitis, một bệnh về lợi không chỉ ảnh hưởng tới nướu, răng, lợi mà còn ảnh hưởng tới chân răng và xương hàm (có thể gây ra tình trạng sinh non) sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.