Thay vì dùng thuốc để ngăn ngừa tình trạng say xe cho trẻ thì bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để phòng tránh say xe mà không cần dùng thuốc.
- Trình Dược viên tư vấn: Trẻ em có thể dùng loại thuốc chống say xe nào?
- Thầy thuốc tư vấn bài thuốc Đông Y điều trị chóng mặt hiệu quả
- Trình Dược viên cảnh báo các cặp tương tác thuốc thuốc đại kỵ cần tránh
Cách phòng tránh say xe cho trẻ em mà không dùng thuốc
Say xe là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người khi đi tàu, xe ô tô hoặc các phương tiện di chuyển khác. Các chuyên gia cho biết, tình trạng say xe (hay say sóng, say tàu xe) là một phản ứng bình thường của cơ thể trước những kích thích xảy ra khi đi tàu xe mà bản thân không thích nghi được. Say tàu xe bao gồm tất cả các loại phương tiện vận chuyển như: say tàu biển, say ô tô, say tàu hỏa, say máy bay.
Các triệu chứng khi bị say xe
Khi bị say xe bạn sẽ có các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, nôn, ợ hơi, tăng tiết nước bọt, đổ mồ hôi, người nóng bức.
Say xe ở trẻ em có đặc điểm gì?
Các bác sĩ cho biết, say xe là một phản ứng bình thường của cơ thể khi có sự thay đổi bất thường. Mức độ say xe nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có độ tuổi. Thực tế cho thấy trẻ em dưới 2 tuổi thường ít bị say xe, còn trẻ em từ 9 đến 12 tuổi có nguy cơ bị say xe nhiều nhất, tỉ lệ say xe giảm dần khi trẻ lớn dần lên.
Làm thế nào để phòng ngừa say xe cho trẻ mà không cần dùng thuốc?
Các Dược sĩ tư vấn cho biết, việc dùng thuốc chống say xe cho trẻ có thể gặp khó khăn như: thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe, trẻ không chịu uống, trẻ còn quá nhỏ… Nếu không dùng thuốc chống say tàu xe, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để giảm bớt tình trạng say xe ở trẻ:
- Nên di chuyển vào thời gian lúc trẻ ngủ (nhất là ở trẻ nhỏ tuổi)
- Tập trung sự chú ý của trẻ vào nơi khác (chẳng hạn như nhìn ra xa vào đường chân trời hoặc vật thể đứng yên ở xa, nhìn ra ngoài cửa sổ, trò chuyện với trẻ hoặc cho trẻ nghe nhạc.
- Dùng gối tựa đầu hoặc gối cổ chữ U để tránh các chuyển động phần đầu cho trẻ. Ghế ngồi cho trẻ nên để ngả càng nhiều càng tốt.
- Chọn chỗ ngồi cho trẻ: Nếu đi ô tô, nên cho trẻ ngồi ở hàng ghế phía trên. Nếu đi máy bay,n ên ngồi ở khu vực ghế gần cánh máy bay để tránh sự rung lắc. Nếu đi thuyền thì bạn nên để trẻ ngồi ở cabin hoặc ở boong dưới.
- Ăn kẹo gừng để chống buồn nôn.
- Chuyến đi ngắn thì không nên ăn uống. Còn nếu chuyến đi dài trẻ cần được ăn thì nên cho trẻ ăn nhẹ (ăn bánh quy khô, uống nước vừa phải) trước khi khởi hành.
- Bố trí không gian thoáng mát (mở cửa sổ hoặc sử dụng điều hòa), tránh nóng bức.
- Giữ trẻ bình tĩnh (nhiều trường hợp trẻ say xe khi trẻ lo lắng cho chuyến di chuyển).
- Nếu trong quá trình di chuyển mà trẻ có dấu hiệu say xe thì nên dừng xe càng sớm càng tốt, cho trẻ ra ngoài đi dạo hoặc nằm nghỉ ngơi vài phút, có thể chườm khăn lạnh cho trẻ.
Cách phòng chống say tàu xe cho trẻ mà không cần dùng thuốc
Những điều nên tránh khi đi xe
Khi đang đi xe, cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên để trẻ đọc sách, xem phim hoặc tập trung vào trò chơi trong khi đang di chuyển.
- Tránh mùi mạnh trên xe, tránh không gian nóng bức.
- Không nên ăn bữa ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc ăn no trước khi đi.
Trên đây là một số lưu ý giúp phòng ngừa tình trạng say xe cho trẻ mà không cần dùng thuốc.
Nguồn: Trinhduocvien.edu.vn tổng hợp.